BÃI XE NÂNG CŨ LỚN NHẤT HÀ NỘI.

  • SAMNON Việt Nam tự hào là đơn vị đã có thâm niên hơn 10 năm xuất nhập khẩu, kinh doanh các hàng máy công trình từ Nhật Bản về Việt Nam trong đó có các mặt hàng xe nâng cũ. Với đa dạng chủng loại, mẫu mã, thương hiệu,...chúng tôi luôn sẵn có trong kho đến hàng trăm mặt hàng khác nhau, giúp người mua có nhiều sự lựa chọn nhất có thể.
  • Chúng tôi chuyên bán buôn (bán cho các bãi xe nâng, các đơn vị kinh doanh xe nâng cũ khác với giá ưu đãi), và bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng với chính sách bán hàng chuyên nghiệm, bảo hành dài hạn và giao hàng toàn quốc. Hãy đến với chúng tôi để sở hữu được một sản phẩm tốt nhất nhưng giá thành lại cạnh tranh nhất thị trường.

MUA XE NÂNG CŨ Ở ĐÂU?

  • Địa chỉ bãi xe nâng cũ: Cụm CN Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0973766284 / 02436225216
  • Email: [email protected]
  • Đơn vị nhập khẩu: SAMNON Việt Nam

(Kho xe nâng điện cũ)

PHÂN LOẠI CÁC DÒNG XE NÂNG ĐIỆN CŨ.

  • Khi nói đến xe nâng điện cũ là chúng ta nói đến một loại máy móc mà nhiên liệu sử dụng là điện và đã qua sử dụng. Vậy để hiểu sâu hơn về chúng với những người chưa biết gì về xe nâng hàng cũng có thể phân biệt, hiểu thêm và có thể lựa chọn để mua cho mình được một chiếc xe ưng ý cho nhu cầu công việc của mình hoặc có thể am hiểu hơn về giới xe nâng hàng này.
  • Xe nâng điện đứng lái cũ.

    • Tên gọi khác là xe nâng điện Reachtruck cũ, dòng xe này được sử dụng rất phổ biến ở các nhà máy linh kiện điện tử, thực phẩm, siêu thị,...do đặc thù của chúng là nhỏ gọn, tầm nâng cao, phù hợp môi trường sạch, tiếng ồn thấp và di chuyển êm ái với tốc độ chậm, gầm thấp.
    • Xe nâng điện đứng lái cũ
    • (Hình ảnh tiêu biểu của xe nâng điện đứng lái cũ)
    • Các hãng xe nào cũng đầu tư nghiên cứu, thiết kế và sản xuất dòng xe nâng này với sản lượng lớn do chúng đáp ứng nhu cầu thị trường rất tốt. Đây là một dòng xe rất phù hợp sử dụng ở tất cả các nhà máy có kho kệ hàng cao, các doanh nghiệp FDI. 
    • Về giá thành, chúng thuộc phân khúc xe giá rẻ đối với dòng xe nâng cũ với nhau, còn nói về dòng xe nâng mới thì giá thành của chúng tương đương với các loại xe nâng khác mà không hề rẻ hơn.
    • Các hãng xe Nhật đang sản xuất dòng xe này như: KOMATSU, TOYOTA, NICHIYU, MITSUBISHI, SUMITOMO hoặc TCM. Trong đó thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng nhiều nhất là của hãng KOMATSU.
  • Xe nâng điện ngồi lái cũ.

    • Xe nâng điện ngồi lái cũ là dòng xe nâng mà người vận hành xe, thực hiện các thao tác di chuyển, nâng hạ đặt để hàng hóa sẽ ngồi trên Cabin của xe, xe có 4 bánh hoặc 3 bánh tùy thiết kế và mục đích sử dụng, với độ hoạt động linh hoạt hơn các dòng xe đứng lái do có thiết kế gầm tương đôi cao nên có thể sử dụng được cả ở môi trường di chuyển gồ ghề hoặc trong xưởng, nhà kho bằng phẳng, không gian yêu cầu sạch và không có tiếng ồn.
    • Xe nâng điện ngồi lái cũ
    • (Hình ảnh tham khảo xe nâng điện ngồi lái cũ)
    • Xe nâng điện ngồi lái hay cón tên gọi khác là xe nâng điện tầm thấp, xe được mỗi hãng thiết kế có một yếu tố công nghệ đặc trưng cũng như màu sơn phù hợp, hình dáng tiêu biểu. Tuy nhiên về công năng thì các hãng đều hướng tới mục đích sử dụng hiệu quả nhất, đem đến trải nghiệm cho người dùng thoải mái nhất, có thể làm việc lâu dài với thời gian dài liên tục mà không bii mỏi mệt. Các hãng luôn cập nhật, nâng cấp đời xe bởi các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, và chúng dần dần được thay thế các dòng xe nâng hàng động cơ đốt trong.
    • Thông số niêm yết của xe nâng cũ:
      • Model xe: Thông thường sẽ có các ký hiệu FB, FE (Trong đó FB là forklift Battery, còn FE là forklift Electrics) thể hiệu là xe dùng nhiên liệu điện.
      • Số serial: Đó chính là số khung xe, mỗi xe có một số nhất định do từng hãng quy định.
      • Tải trọng nâng: Với dòng xe nâng điện thì chỉ có xe tải trọng nhẹ và tải trọng tầm trung, cao nhất đến 4.5 tấn, thường hay sử dụng sẽ là 0.9 tấn đến 3 tấn.
      • Chiều cao nâng: Tiêu chuẩn có các mức 3m, 3.5m, 3.7m, 4m, 4.3m, 4.5m, 5m hoặc cao hơn nhưng sẽ ít dùng hơn.
      • Nhiên liệu: Điện được lưu trữ từ bình ắc quy.
      • Bình ắc quy: Bình ắc quy khô, ắc quy nước hoặc bình Litium, trong đó bình Litium là đắt nhất và tốt nhất.
      • Nguồn gốc xe: Xe nâng nhập Nhật (Chưa sử dụng ở Việt Nam)
      • Loại lốp: Lốp đặc, lốp hơi, lốp kép, lốp đơn lắp theo yêu cầu.
      • Chức năng khác: Dịch giá, dịch càng, gật gù, chui công, mâm xoay, kẹp tròn, kẹp vuông,... lắp theo yêu cầu công năng sử dụng.
      • Tình trạng xe: Xe nâng đã qua sử dụng (Còn trên 70%) chúng tôi mới nhập về Việt Nam.
    • ​Giấy tờ đi kèm với xe bao gồm: Hải quan, đăng kiểm (Kiểm đỏ), hợp đồng kinh tế, hóa đơn thuế VAT, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao và phiếu bảo hành.
    • Về giá thành của xe nâng điện cũ phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng xe, đời xe cũng như thời gian hoạt động của xe, nguồn gốc xe, các tính năng mở rộng cho xe, do đó chúng có thể giao động từ vài chục triệu đến dưới 350 triệu tùy vào từng thời điểm ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên xe nâng điện ngồi lái cũ thì sẽ có giá thành cao hơn xe nâng điện đứng lái cũ cùng tải trọng nâng hàng hóa.
  • Xe nâng điện kho lạnh.

    • Xe nâng điện thông thường sẽ có cấu tạo, thiết kế và làm việc ở điều kiện bình thường, nhiệt độ thấp nhất xe có thể làm việc được là -5 độ C, tuy nhiên một số môi trường làm việc lên đến -30 độ C thì cần phải có một chiếc xe nâng được thiết kế riêng biệt với những công nghệ khác để có thể chịu được điều kiện làm việc đó. 
    • Các hãng xe đưa ra một dòng xe nâng điện có thể làm việc được đến -30 độ như ở trong các kho bảo quản đồ đông lạnh, nó được gọi là xe nâng điện kho lạnh. Bình thường xe có hệ thống các bo mạch sẽ được phủ một lớp keo công nghệ cách nhiệt để không làm hỏng các bo mạch điện tử, đồng thời dầu thủy lực của xe cũng là loại dầu đặc chủng không bị đông cứng khi lạnh, nước của bình ắc quy cũng phải là loại đặc chủng không bị đông lạnh.
    • Với dòng xe kho lạnh thì bộ sạc luôn luôn là bộ sạc dời, không được tích hợp cùng xe. Với xe nâng kho lạnh thì vẫn làm việc được ở những môi trường bình thường như các loại xe khác.
    • Về ký hiệu xe, với dòng xe KOMATSU thì ký hiệu có chữ F ở cuối cùng, ví dụ FB20MF (Xe nâng điện 2 tấn, dạng 3 bánh (Có chữ M) và làm việc kho lạnh (Có chữ F). Tuy nhiên nhìn hình dáng bên ngoài thì chúng không hề khác biệt so với những chiếc xe nâng làm việc ở điều kiện thông thường, mà ta cần đọc thông số kỹ thuật trên xe cũng như Catalogue của xe. Chúng bao gồm cả dòng xe nâng điện đứng lái kho lạnh cũng như xe nâng điện ngồi lái kho lạnh.
    • Xe nâng điện 2 tấn kho lạnh
    • (Hình ảnh của xe nâng điện 2 tấn kho lạnh)
    • Giá bán xe loại này có phần cao hơn một chút so với một chiếc xe thông thường do có áp dụng những công nghệ đặc chủng để chế tạo, chúng giao động trong khoảng từ 100 đến 220 triệu tùy vào từng thời điểm mua xe cũng như ở thị trường Việt Nam với các tải trọng nâng khác nhau cho một chiếc xe nâng tiêu chuẩn.
  • Xe nâng Reach Truck _ Xe nâng tầm cao _ Xe nâng Pallet.

    • Đây là các tên gọi khác nhau của dòng xe nâng hàng làm trong kho hàng, siêu thị, mà giá kệ để ở cao, nâng hạ hàng hóa có thể lên đến độ cao 12 mét trong khi dòng xe nâng điện đứng lái thông thường chỉ có thể nâng lên được đến 6 mét tối đa. Như vậy, loại xe này sẽ có tầm nâng cao rất cao và được gọi với nhiều cái tên khác nhau như xe nâng tầm cao, xe nâng Pallet hoặc gọi tắt là xe nâng cao.
    • Xe có kích thước nhỏ gọn, chiều dài của xe được thu gọn lại, giúp chúng ta di chuyển trong không gian hẹp được thuận tiện hơn. Khi nói đến từ Reach Truck là ta có thể hiểu ra được rằng càng nâng của xe có thể thu vào hoặc duỗi ra trong quá trình dỡ hàng cũng như đặt để hàng hóa và di chuyển, đó chính là chức năng giúp chiếc xe được nhỏ gọn hơn.
    • Người vận hành ở trạng thái đứng để lái xe và thực hiện các thao tác mà không phải là ngồi, mục đích để tối ưu hóa nhất có thể về kích thước của xe, tuy nhiên vì chúng ta đứng để vận hành nên công nhân sẽ dễ bị mỏi mệt hơn, thời gian làm việc không thể liên tục so với vận hành chiếc xe nâng điện dạng ngồi lái.
    • Xe nâng tầm cao
    • (Xe nâng tầm cao có thể nâng cao đến 14 mét)
    • Xe nâng tầm cao khi sử dụng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn vận hành, người vận hành cần có các chứng chỉ vận hành do đơn vị có thẩm quyền cấp phép, thành thạo các thao tác sử dụng, tuân thủ các quy trình cũng như quy định khi dùng xe. Sở dĩ như vậy do hàng hóa được nâng lên với độ cao rất lớn, nếu không cẩn thận sẽ gây đổ vỡ hàng hóa, nguy hiểm đến an toàn của người lao động, hỏng hóc các thiết bị xung quanh cũng như ảnh hưởng đến xe.
    • Ở những siêu nhà kho, trong các kho tập kết, trong các siêu thị,...sẽ được dùng rất nhiều các lại xe nâng Reach Truck này, do công dụng phù hợp, hàng hóa được đặt trên các kệ hàng trên cao để giảm diện tích không gian cho kho bãi.

KINH NGHIỆM CHỌN MUA XE NÂNG ĐIỆN CŨ.

  • Như ta đã biết, xe nâng cũ là dòng xe nâng đã qua sử dụng, có thể là sử dụng trong nước (Còn gọi là xe nâng quay đầu), hoặc sử dụng ở Nhật (Gọi là xe nâng Nhật Bãi), hay sử dụng ở bất kỳ thị trường nào khác, được thu mua gom lại và bán lại cho người sử dụng tiếp theo. Do đó, khi này chất lượng của xe bị phụ thuộc nhiều vào người trước đó sử dụng có giữ gin xe hay không, có bảo quản hay bảo dưỡng xe định kỳ tốt hay không, hoặc xe đã bị hỏng hóc và thay thế linh kiện khác có chuẩn hay không, hoặc bất kỳ một lý do gì đó tác động vào xe làm giảm tuổi thọ, chất lượng của xe đi,...Chính vì lẽ đó, mà giá thành của một chiếc xe nó cũng phụ thuộc nhiều vào các tình trạng đã nêu ở trên. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và thực tế cho thấy, các xe nâng Nhật bãi bao giờ cũng có độ tin cậy rất cao so với các dòng xe nâng cũ khác, điều đó có được là do người Nhật làm việc rất kỷ luật, và tuân theo quy trình chuẩn chỉ,..Ví dụ: Định kỳ bảo dưỡng là họ luôn tuân thủ, các hạng mục bảo dưỡng xe họ luôn thực hiện hết, vật tư phục vụ cho bảo dưỡng cũng là sản phẩm chính hãng, hoặc linh kiện để sửa chữa xe nếu xe có hỏng cũng là linh kiện của Nhật thiết kế và sản xuất. Đó là lý do mà xe nâng Bãi Nhật luôn có chỗ đứng vững chắc không những ở Việt Nam mà các thị trường các nước đang phát triển khác, đó là một bài toán được giải quyết rất lớn để giúp tăng đà phát triển kinh tế của bất kỳ nền kinh tế nào đi sau Nhật Bản.
  • Chúng ta hoàn toàn biết được điều đó, nhưng để làm sao mà mua được chiếc xe nâng cũ chất lượng, giá thành hợp lý nhất với thực trạng của xe mà không bị hớ thì quả là một điều không hề dễ dàng chút nào. Bất kỳ ai đi mua xe nâng cũ cũng đặt ra câu hỏi đó trong đầu, và tìm các giải quyết chúng. Có người thì đưa theo thợ đi xem, có người thì qua giới thiệu khi đã trải nghiệm sản phẩm đó, có người thì tìm đến những đơn vị uy tín để mua xe, có người thì tìm hiểu thông tin để biết cách lựa chọn khi đi xem xe,...Tất cả những yếu tố này đều là cần thiết và đều hợp lý chúng ta nên tham khảo để mua được cho mình chiếc xe nâng cũ ưng ý nhất, đáp ứng nhu cầu công việc tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho các doanh nghiệm cũng như cá nhân kinh doanh.
  • Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm để anh chị em quan tâm có thể tham khảo. Dựa vào các kiến thức chúng tôi đã đúc kết dưới đây thì với một người hoàn toàn chưa biết gì về xe, đọc hiểu và cũng dễ dàng lựa chọn được cho mình chiếc xe nâng điện cũ ưng ý nhất.
  • Vui lòng click theo link này: CÁCH CHỌN MUA XE NÂNG CŨ.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN.

  • Với xe nâng điện thì trái tim của con xe đó chính là bình ắc quy của xe, đồng thời hệ thống thủy lực cũng như boar mạch cũng đóng vai trò quan trọng không kém, các bộ phận khác của xe sẽ hộ trợ hoạt động của xe mà bất kỳ một hạng mục nào có vấn đề đều ảnh hưởng đến công năng sử dụng của xe gây ra hỏng hóc và phá hủy nặng cho xe. Do đó, vấn đề bảo dưỡng xe nâng điện cũng không kém gì đối với các dòng xe nâng có động cơ đốt trong, tuy rằng có thể coi xe nâng điện thường sẽ ổn định, ít hỏng vặt và bảo dưỡng đơn giản hơn, nhưng không vì lý do đó mà chúng ta coi nhẹ việc bảo dưỡng định kỳ. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số hạng mục cần bảo dưỡng và tuân thủ trong quá trình sử dụng xe để giúp chiếc xe của mình được bền với thời gian, hoạt động hoàn toàn ổn đinh.
    • Bước 1: Kiểm tra thổng thể xe trước khi làm việc, hạng mục này được diễn ra hằng ngày trước mỗi ca làm việc chúng ta cần phải quan sát tổng thể xe, kiểm tra xung quanh xe, khởi động xe và di chuyển không tải, nếu thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào như: Nhỏ dầu dưới gầm xe rơi xuống nền nhà, xe có tiếng động lạ, khởi động xe không lên, màn hình cảnh báo khi hiển thị, di chuyển không được,...Thì chúng ta cần dừng và kiểm tra cũng như khắc phục triệt để vấn đề đó trước khi đưa trở lại sử dụng.
    • Bước 2: Kiểm tra mực nước ở bình ắc quy (Đối với xe nâng có bình ắc quy nước), mở nắp bình của từng Cell, kiểm tra phao trong từng Cell đó, nếu mà phao bị chìm thì ta tiến hành bổ sung nước cho cell đó, trong quá trình châm nước không được để nước tràn ra điện cực, hoặc đổ đầy quá làm axit trong Cell đó tràn ra ngoài làm ăn mòn các điện cực gây hỏng Cell. Khi hỏng Cell việc khắc phục là khá khó khăn do phải chọn Cell có mức tương thích về dung lượng mới có thể thay thế được, nếu bị chênh dung lượng nhiều quá so với các Cell khác thì sẽ gây hỏng lây các Cell khác trong thời gian ngắn. Nước đổ bình ắc quy ở đây là nước nguyên chất chuyên dụng, chúng ta có thể tham khảo như ảnh sau. Không được đổ nước tạp chất cũng sẽ gây hỏng bình. Việc châm nước cho bình là cực kỳ quan trong, chúng được kiểm tra hằng tuần định kỳ.
    • Nước cho bình ắc quy xe nâng điện
    • (Nước dành cho bình ắc quy xe nâng điện)
    • Bước 3: Kiểm tra từng Cell hoặc toàn bộ bình ắc quy xem có bị nóng, phồng hay không (Đối với cả các bình ắc quy nước, bình ắc quy khô và bình ắc quy Lithium), nếu có hiện tượng phồng rộp là nguy cơ hỏng bình sẽ rất lớn, ta cần khắc phục ngay tại thời điểm đó để tránh phá hỏng toàn bộ bình.
    • Bước 4: Bổ sung dầu thủy lực cho xe, kiểm tra mực dầu thủy lực cho hệ thống bơm thủy lực xem có bị hao hụt hay không (Ở đây có thang đo mực dầu thủy lực chúng ta dễ dàng có thể nhìn thấy), nếu thiếu thì ta cần bổ sung mà đủ rồi thì không cần.
    • Bước 5: Tra mỡ ở các khớp chuyển động cơ khí như ở cầu các bánh xe, xích tải để các hoạt động cơ khí giảm ma sát, hoạt động trơn chu và không có tiếng ồn. Mỡ ở đây là dạng mỡ đặc, tùy chúng ta có thể lựa chọn.
    • Bước 6: Vệ sinh xe, vấn đề này cũng cực kỳ quan trong, đối với xe nâng điện bình ắc quy khô thì ở hai bên bình có quạt tản nhiệt, nếu quạt bị bám bụi bẩn nhiều sẽ làm giảm mức độ tản nhiệt cho bình, có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của bình. Đồng thời, trên xe được lắp nhiều các cảm biến an toàn như cảm biến ghế, cảm biến sạc,...nếu bui bám bẩn có thể gây ra cảnh báo nhầm.
  • Thông thường theo quy trình của hãng sản xuất đưa ra thì cứ sau 3 tháng hoặc 300 giờ làm việc thì chúng ta thực hiện bảo dưỡng xe một lần tùy vào điều kiện nào đến trước, việc bảo dưỡng này cần được duy trì thường xuyên kể cả không phát sinh vấn đề sử dụng cho xe. Khi bảo dưỡng chúng ta cần có bảng tích để ghi chép lại thời gian cũng như hạng mục bảo dưỡng, có thể được dán ngay lên trên xe để tránh trường hợp quá hạn bảo dưỡng mà chúng ta không biết. 
  • Trong quá trình sử dụng xe, với xe nâng điện thì không được sử dụng ở ngoài trời mưa, sử dụng xong thì đặt để ở nơi khô mát. Khi mức điện cảnh báo trên xe còn 2 vạch tường ứng 20% điện thì ta tiến hành sạc cho xe, đặc biệt không được dùng kiệt điện sẽ phải kích bình trở lại gây hại cho bình. Đồng thời mỗi lần sạc thì ta nên sạc đầy, hạn chế sạc ngắt quãng sẽ gây bộ nhớ ảo cho bình ắc quy làm chai bình. Sạc sẽ tự ngắt khi đầy. Với sạc thì ta thường có hai loại là sạc liền xe và sạc dời xe tùy vào từng loại xe cũng như hãng sản xuất.
  • Chúng ta đang nói ở đây là xe nâng Nhật bãi điện, nghĩa là xe được sản xuất cho thị trường Nhật Bản nội địa chứ không phải thị trường quốc tế, do đó điện sạc là nguồn điện 3 pha điện Nhật (200V) để sạc, trong khi nguồn điện ở Việt Nam là điện 3 pha 380V không thích hợp , chính vì vậy để sạc được chúng ta phải hạ áp cho nguồn sạc trước khi sạc về điện 3 pha 200V thông qua biến áp có công suất phù hợp với từng loại xe nâng (Từ 5kva, 10kva, 15kva, 20kva đến 30kva).
  • Người vận hành xe cần am hiểu về xe, thành thạo các thao tác vận hành, có chứng chỉ vận hành và được học về an toàn lao động. Trong quá trình sử dụng xe cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn để tránh gây đổ vỡ hàng hóa cũng như tai nạn lao động đáng tiếc cho người lao động có thể sảy ra.

4 HÃNG XE NÂNG ĐIỆN CŨ NÊN MUA.

  • Xe nâng điện KOMATSU cũ.

    • Khi nói đến hãng xe nâng KOMATSU chúng ta đều biết về độ nổi tiếng của xe ở thị trường Việt Nam như thế nào, Xe có thiết kế đặc trưng bởi tông màu vàng, đôi khi thêm màu đen tùy vào từng đời của xe. Với thiết kế đẹp, bắt mắt, nước sơn bền với thời gian, xe đã chiếm được lòng tin của người dùng. Ở Việt nam hãng xe nâng điện Komatsu chiếm thị phần lớn nhất, sau đó mới đến các hãng xe khác.
    • (Xe nâng điện Komatsu cũ)
    • Với đa dạng các dòng xe nâng từ xe nâng điện đứng lái cũ, xe nâng điện ngồi lái cũ, xe nâng điện phòng lạnh, xe nâng điện mini, xe nâng điện cao hay xe nâng điện thấp đều được hãng nghiên cứu thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường với những công nghệ mới nhất và ngày càng được hoàn thiện nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cũng như đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho công việc.
  • Xe nâng điện TOYOTA cũ.

    • Có lẽ khi nói đến các loại xe của hãng TOYOTA chúng ta nghe nhiều hơn về các dòng xe hơi, tuy nhiên máy công trình cũng là một thế mạnh không kém của tập đoàn TOYOTA trong đó có dòng xe nâng hàng với xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng xăng hay xe nâng Gas đủ tải trọng phân bố từ xe tải nhẹ đến xe tải trung, xe tải nặng đến dòng xe nâng siêu trường siêu trọng.
    • Ở Việt Nam xe nâng điện cũ TOYOTA cũng được ưa chuộng đứng thứ 2 trong TOP các dòng xe nâng bán chạy và được người dùng tin tưởng đánh giá cao nhất.
    • Với đặc trưng thiết kế đẹp, tông màu vàng, hoặc đen đỏ, cam cũng là một điểm nhấn cho thiết kế của xe. Công nghệ được áp dụng là những công nghệ tiên tiến nhất.
    • Xe nâng điện Toyota cũ
    • (Mẫu xe nâng điện Toyota cũ)
    • Giá bán của dòng xe này cũng sẽ rẻ hơn của KOMATSU, nhìn vào xe chúng ta có thể thấy được sự gọn gàng, tinh tế và hoàn thiện một cách tỉ mỉ nhất trong sự thiết kế của hãng TOYOTA.
  • Xe nâng điện Nichiyu cũ.

    • Nichiyu là một hãng chuyên về dòng xe nâng điện, có lẽ ở Việt nam chưa được sử dụng nhiều nhưng ở thị trường Nhật Bản thì xe nâng điện Nichiyu lại được đánh giá cao hơn hẳn và được người dân cũng như doanh nghiệm sử dụng nhiều nhất. Sở dĩ có điều đó vì hãng Nichiyu tập trung toàn bộ kỹ thuật, đầu tư vào chỉ riêng dòng xe nâng điện mà không có các loại xe nâng động cơ đốt trong khác.
    • Với kinh nghiệm và bề dầy sản xuất, tích lũy công nghệ, hãng đã đưa ra thị trường những chiếc xe ưu Việt, thiết kế đẹp và hoạt động bền bỉ nhất.
    • Với tông màu chủ đạo là màu đỏ hoặc trắng, thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, nước sơn bền với thời gian, chúng ta có thể nhìn xe là nhận ra thường hiệu của hãng.
    • Xe nâng điện cũ Nichiyu
    • (Hình ảnh xe nâng điện cũ Nichiyu đứng lái)
  • Xe nâng điện cũ SUMITOMO.

    • SUMITOMO là một tập đoàn đa ngành đa nghề, hãng xe nâng của tập đoàn là một mảng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.
    • Với nhiều năm nghiên cứu và phát triển, trải qua hằng chục năm hãng đã cho ra đời những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường không những ở Việt Nam mà toàn cầu.
    • Ở Việt nam có thể dòng xe nâng điện cũ của hãng SUMITOMO còn khá khiêm tốt, nhưng cũng được đánh giá nằm trong Top đầu bán chạy và ưa chuộng trên thị trường.
    • Linh phụ kiện và thiết bị thay thế luôn sẵn có, chúng ta có thể thay thế bất kỳ hạng mục gì bởi hàng chính hãng ngay lập tức như Bánh xe, Bình ắc quy, Boar mạch, ....
    • Thiết kế với màu sơn chủ đạo là màu xanh, tính thân thiện với môi trường, nhỏ gọn, đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng. Khi dùng dòng xe nâng điện của hãng chúng ta cảm nhận được sự êm ái trong di chuyển và thực hiện chức năng nâng hạ.
    • Xe nâng điện cũ SUMITOMO
    • (Hình ảnh của xe nâng điện cũ SUMITOMO)

BẢNG GIÁ  BÁN XE NÂNG ĐIỆN CŨ.

  • Chúng tôi cập nhật liên tục giá bán các dòng xe nâng điện cũ của tất cả các hãng KOMATSU, MITSUBISHI, SUMITOMO NICHIYU, TOYOTA,...Chi tiết về tình trạng xe chúng ta có thể click trực tiếp vào chiếc xe đó để đi đến đường dẫn.
Số TTXe nâng điện cũMức giá tham khảo (VNĐ)Hãng xeĐời xeGhi chú
1Xe nâng điện đứng lái cũ 1.5 tấn FB15RL-14120.000.000~140.000.000KOMATSU2008Tháp 4.5m
2Xe nâng điện cũ 1.5 tấn FB15-12150.000.000~180.000.000Komatsu2011Cơ bản
3Xe nâng điện cũ 2.5 tấn FE25-1230.000.000~250.000.000Komatsu2016Cơ bản
4Xe nâng điện cũ 1.8 tấn FB18F-12190.000.000~220.000.000Komatsu2016Gật gù
5Xe nâng điện cũ kho lạnh 0.9 tấn FB09RSF-14 120.000.000~150.000.000Komatsu2010Kho lạnh
6Xe nâng điện cũ 2.5 tấn FE25-1 240.000.000~260.000.000Komatsu2015Dịch giá
7Xe nâng điện cũ 0.9 tấn đứng lái FB09RS-1580.000.000~100.000.000Komatsu2015Cơ bản
8Xe nâng điện cũ 1.5 tấn FB15-12150.000.000~170.000.000Komatsu2011Tháp 4m
9Xe nâng điện cũ 3 tấn FE30-1280.000.000~300.000.000Komatsu2017Dịch càng
10Xe nâng điện cũ 3 tấn gật gù FE30-1300.000.000~330.000.000Komatsu2016Gật gù, 3m
11Xe nâng điện cũ 1 tấn FB10-12130.000.000~150.000.000Komatsu2011Cơ bản
12Xe nâng điện 3 tấn cũ gật gù FE30-1320.000.000~350.000.000Komatsu2016Gật gù, 5m
13Xe nâng điện bình ắc quy khô 2.5 tấn FE25-1230.000.000~250.000.000Komatsu2016Dịch giá, càng
14Xe nâng điện cũ 1.5 tấn FB15-12170.000.000~190.000.000Komatsu2016Dịch giá
15Xe nâng điện 1 tấn cũ FB10-12130.000.000~150.000.000Komatsu2016Cơ bản
16Xe nâng điện cũ 2 tấn FB20AHB-12
190.000.000~220.000.000Komatsu2009Cơ bản
17




18




19




20




21




22




23




34




35




26




27




28




29




30




31




32




33




34




35




36




37




38




39




40




41




42




43




44




45




46




47




48




49




50




51




52




53




54




55




56




57




58




59




60




61




62




63




64




65




66




67




68




69




70




71




72




73




74




75




76




77




78




79




80




81




82




83




84




85




86




87




88




89




90




91




92




93




94




95




96




97




98




99