Xe nâng điện cũ 1 tấn mua ở đâu?

  • SAMNON Việt Nam, đơn vị nhập khẩu chính hãng giá xe các dòng xe nâng Nhật Bản đã qua sử dụng. Xe được nhập về Việt Nam và phân phối bán buôn bán lẻ trên toàn quốc với giá ưu đãi, chất lượng theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
  • Địa chỉ kho xe: Kiêu Kỵ, GIa Lâm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0973766284 / 02436225216
  • Email: [email protected]

Giới thiệu về xe nâng điện 1 tấn.

Đây là dòng xe có tải nâng lớn nhất là 1 tấn (Với tâm tải 500mm), thuộc phân khúc xe nâng hàng hạng nhẹ. Xe có chức năng nâng hạ và di chuyển để đặt để hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác hoặc cẩu lên xe, hạ từ xe vận chuyển xuống. Xe có thiết kế đẹp mắt, đem đến trải nghiệm sử dụng an toàn và thoải mái nhất. Xe nâng điện 1 tấn KOMATSU được thiết kế, chế tạo và sản xuất bởi những linh kiện tốt nhất đến từ Nhật Bản. Hiện nay trên thị trường xe có nhiều hãng, có nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên chúng tôi cung cấp 2 loại chính đến tay khách hàng người dùng đó là Xe nâng điện 1 tấn đứng láiXe nâng điện 1 tấn ngồi lái, chúng đều là các dòng xe nâng tự động 100%, ngoài ra với một số dòng xe nâng khác chúng tôi cũng nhập khẩu và phân phối theo đơn đặt hàng từ quý khách hàng có nhu cầu. Hãy đến với chúng tôi để nhận đươc tư vấn tốt nhất, được trải nghiệm và lựa chọn những chiếc xe tối ưu nhất mang thương hiệu của các hãng nổi tiếng thế giới đến từ Nhật Bản.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về sản phẩm.

1. Khi nào nên dùng xe nâng điện 1 tấn?

Vì xe nâng điện 1 tấn là dòng xe thuộc phân khúc tải trọng nhẹ như ta đã nói ở trên, do đó chúng rất phù hợp để làm việc ở trong các kho hàng nhỏ hẹp, quãng đường di chuyển ngắn sẽ tạo ra được sự linh động và năng suất làm việc sẽ cao thay vì quãng đường dài và kho lớn thì ta nên dùng xe có tải trọng nâng lớn để tiết kiệm thời gian di chuyển, tăng năng xuất làm việc. Một số môi trường làm việc cần độ sạch, cần sự yên tĩnh, không gian kín, vậy lựa chọn xe này là tối ưu nhất do chúng có được những yếu tố mà các dòng xe nâng động cơ đốt trong không có được đó là sự êm ái, không gây ồn ào, không phát sinh khí thải. Vì những yếu tố đó và cũng như sự phát triển của kinh tế đất nước, các nhà máy sạch luôn mọc lên liên tục, do đó dòng xe này ngày càng được ưa chuộng và sự dụng rộng rãi. Những trường hợp cần sử dụng đến xe nâng điện cần kể đến như:
  • Làm việc trong kho, nhà máy có mái che: Xe có thiết kế thông minh, được lược bỏ những yếu tố như cabin kín, mái che kín, không lắp đặt điều hòa,...gầm xe thường sẽ có cả loại thấp và cao nên chúng được thiết kế và chế tạo cho mục đích sử dụng trong nhà, nơi có mái che chắn.
  • Nâng hạ hàng hóa nhẹ: Với xe nâng thiết kế tải nâng 1 tấn với tâm tải 500mm, 0.9 tấn với tâm tải 600mm và 0.64 tấn với tâm tải 1000mm nên chúng ta chỉ nâng những hàng hóa có tổng khối lượng nhỏ hơn niêm yết của xe, do đó chúng phù hợp với ngành công nghiệp nhẹ như nhà máy linh kiện điện tử, nhà máy giấy, sợi, thực phẩm hoặc nhà máy bánh kẹo, thiết bị y tế,...Nếu dùng đến tải lớn hơn thì ta nên mua xe 1.5 tấn, 2 tấn hoặc 2.5 tấn. Đây là tùy vào nhu cầu và mục đích công việc để lựa chọn cho phù hợp nhất nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động cũng như đầu tư ban đầu.
  • Di chuyển ở nơi có bề mặt bằng phẳng: Dòng xe nâng điện 1 tấn cỡ nhỏ này thường có thiết kế động cơ có công suất nhỏ, nên sẽ yếu hơn với dòng xe nâng cơ lớn, đôi khi với xe nâng đứng lái thì gầm xe lại thấp,...do đó chúng chỉ phù hợp làm việc ở nơi có nền xưởng bằng phẳng, độ dốc thấp nhằm tránh nguy hiểm làm lật đổ hàng hóa trong quá trình làm việc.
  • Mục đích nâng hàng hóa lên cao: Xe nâng có hai tác dụng là di chuyển từ nơi này đến nơi khác và nâng hàng hóa đặt để lên cao và ngược lại, chính vì vậy với dòng xe cỡ nhỏ này cũng đáp ứng cả hai yếu tố đó, tuy nhiên yếu tố nâng hàng lên cao là ưu điểm vượt trội hơn với dòng xe khác, chúng có dải nâng từ 2 mét đến 9 mét (Tùy vào tháp nâng và nhu cầu thực tế), ta cũng dễ hiểu ở trong nhà máy thường sẽ phải tối ưu nhất không gian làm việc đặt để hàng hóa, do đó nâng hàng đặt lên các kệ hàng là yếu tố bắt buộc trong thiết kế để giảm không gian sử dụng, gọn gàng và đẹp mắt. Mà muốn làm được việc đó thì yếu tố con người khó có thể đáp ứng được, nên bắt buộc ta phải dùng đến dòng xe nâng này trợ giúp.
  • Môi trường làm việc sạch: Một số nhà máy, kho hàng bắt buộc phải có yếu tố sạch sẽ ở trong đó, vị dụ như trong nhà máy linh kiện điện tử (Chíp, bán dẫn, bo mạch, SMT,...) hoặc trong nhà máy thực phẩm (Bánh kẹo, nước giải khát, bia rượu, nhà, siêu thị,...) các nhà máy công nghiệp nhẹ (May mặc, giấy, thiết bị y tế,...) chúng ta không thể đưa chiếc xe máy xăng hoặc chiếc xe máy dầu vào sử dụng được. 
  • Do cam kết của chính phủ: Chúng ta đã tham gia hiệp định COP toàn cầu, và lộ trình sẽ phải thay thế tất cả các dòng xe tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch, vậy xe điện là yếu tố bắt buộc theo lộ trình để ta thay thế, thời gian cũng rất gần đây mà chúng ta không thể trì hoãn được.
Xe nâng điện 1 tấn
(Xe nâng điện được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống)

2. Cấu tạo của xe nâng điện 1 tấn.

Với xe nâng điện nói chung, xe nâng điện 1 tấn nói riêng thì cấu tạo của chúng gồm có những bộ phận cơ bản như hệ thống nâng hạ, hệ thống điều khiển, hệ thống di chuyển, hệ thống năng lượng, chi tiết chúng ta có thể tham khảo như dưới đây:
  • Khung xe nâng: Nó là cơ cấu dùng để liên kết toàn bộ các bộ phận của xe, chịu tải của toàn bộ xe, mỗi xe nâng đều có một khung nhất định và được ký hiệu bởi một số mã riêng không trùng nhau, chúng được định danh và niêm yết trên tất cả các giấy tờ liên quan đến xe như đăng kiểm, hải quan hoặc hóa đơn thuế.
  • Giá nâng: Là cơ cấu đỡ hàng, liên kết giữa càng nâng và khung nâng, chúng di chuyển trong rãnh của khung nâng bởi các vòng bi và được nâng lên hạ xuống bởi xích tải. Giá nâng có tác dụng giữ hàng hóa, cấu tạo bởi khung thép chịu lực lớn được hàn với nhau, càng nâng có thể thay thế và tháo ra lắp vào dễ dàng, tải trọng khoảng 100 đến 300kg tùy từng loại xe có tải nâng lớn hay nhỏ. Giá nâng có thể là cố định hoặc có thể dịch chuyển sang hai bên nhờ cơ cấu xylanh tự động được điều khiển bằng tay trang (Gọi là xe nâng có chức năng dịch giá).
  • Càng nâng: Càng xe nâng có tác dụng để đặt để hàng hóa lên đó (Pallet hoặc đặt trực tiếp hàng hóa), chúng được liên kết với giá nâng, và có thể dịch chuyển sang hai bên bằng tay thủ công hoặc cơ cấu dịch càng tự động nhờ các xylanh thủy lực (Được gọi là xe nâng có chức năng dịch càng tự động). Thông thường mỗi xe nâng được bố trí hai càng nâng, có những xe có thể được lắp đặt đến 4 càng nâng. Về chiều dài càng nâng có nhiều loại như 0.9 mét, 1 mét, 1.1 mét, 1.2 mét, 1.4 mét, 1.8 mét hoặc 2 mét tùy theo nhu cầu sử dụng mà cần đến chiều dài bao nhiêu, càng nâng này có thể thay thế tháo ra lắp vào dễ dàng. Đôi khi một số trường hợp, ta cần chiều dài lớn thì có thể lắp thêm càng phụ hay còn gọi là ủng, chúng sẽ linh động trong công việc hơn.
  • Động cơ điện xe nâng: Là hệ thống Motor liên kết với nhau bởi cơ cấu chuyển động, chúng có tác dụng tạo ra chuyển động để thực hiện các chức năng của xe nâng. Với xe nâng tự động như đang nói ở đây thì mỗi xe sẽ được bố trí hai động cơ điện độc lập, mỗi loại có một chức năng riêng để xe có thể thực hiện đồng thời được nhiều chức năng cùng một lúc. Một động cơ đóng vai trò là động cơ di chuyển cho xe, một động cơ đóng vai trò nâng hạ và các chức năng khác.
  • Tháp nâng: Là cơ cấu gồm hai tháp ở hai thành bên phía trước xe, chúng là cơ cấu kết nối giữa thân xe và giá xe nâng, chiều cao của tháp nâng có đa dạng từ 2 mét đến 9 mét tùy vào nhu cầu của người dùng cân nâng hạ hàng với độ cao bao nhiêu, chúng hoàn toàn có thể thay đổi được theo yêu cầu người dùng bằng cách thay tháp khác một cách dễ dàng.
  • Bánh xe: Tùy từng loại mà bánh xe khác nhau, có xe 3 bánh, có xe bố trí 4 bánh chúng có những ưu nhược điểm cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Kích thước bánh xe cũng khác nhau với loại xe nâng điện đứng láixe nâng điện ngồi lái. Chất liệu làm bánh xe có thể là cao su đặc, hơi hoặc bằng nhựa PU, một số sẽ không tạo ra vết trên nền xưởng khi xe di chuyển, đó là một số đặc điểm nhất định của bánh xe. Đây là bộ phận tiêu hao, khi bánh xe mòn hoặc vỡ hỏng trong quá trình sử dụng thì chúng ta có thể thay thế dễ dàng.
  • Cabin của xe: Là cơ cấu bảo vệ người ngồi hoặc đứng trên xe khi thao tác nhằm tránh bởi sự tác động của bên ngoài vào con người, cabin xe thường sẽ được thiết kế hở mà không phải là cabin kín, tầm nhìn thoáng. Chúng được kết cấu bởi cơ cấu thép cứng vững, đồng thời cũng mang lại tính thẩm mỹ cho một chiếc xe nâng.
  • Bo mạch điều khiển: Đây là bộ bo mạch có tác dụng tạo nên các tín hiệu điều khiển để điều khiển xe, chúng thuộc phần điện tử điều khiển của xe mà bất kỳ xe nâng tự động nào đều phải có, bo mạch này cần tránh để nước hoặc các chất lỏng rơi vào sẽ làm đoản mạch gây hỏng bo, bo cũng có thể được sửa chưa hoặc thay thế dễ dàng khi hỏng.
  • Đối trọng của xe: Chúng được bố trí phía sau xe, có tác dụng làm đối trọng khi nâng hạ hàng hoặc quá trình di chuyển để xe được cân bằng. Đối trọng với xe nâng điện chính là bình ắc quy của xe, khối lượng càng lớn thì đối trọng và đảm bảo sự cân bằng càng cao, tuy nhiên trong thiết kế người ta tính đủ và có hệ số quá tải để đảm bảo phù hợp nhất.
  • Bình ắc quy xe nâng điện: Đây được ví như trái tim của một chiếc xe nâng điện, so với dòng xe nâng khác nó tương đương với động cơ của xe. Xe có tốt hay không là đánh giá về bình ắc quy là chính, thời gian hoạt động, thời gian sạc phụ thuộc vào chất lượng của bình ắc quy. Bình ắc quy có nhiều loại, ở đây ta nói đến bình ắc quy đi theo xe (Hãng HITACHI Nhật Bản) có thời gian sử dụng là 5 đến 6 tiếng đủ tải mỗi lần sạc đầy. Số giờ hoạt động này sẽ giảm dần theo thời gian cũng như thói quen của người sử dụng, để bình được lâu thì cần chú ý sử dụng đúng quy trình. Khi nhu cầu sử dụng cao mà bình ắc quy kém thì ta cũng dễ dàng có thể thay được bình ắc quy mới, khi thay mới  thì xe lại hoạt động tương đương với một chiếc xe mới, nên người dùng hoàn toàn có thể an tâm khi mua.
  • Hệ thống điều khiển của xe: Bao gồm màn hình, nút bấm, hệ thống cảm ứng, tay trang, cần gạt, chân phanh chân gas...chúng được bố trí ở trong cabin của xe, thuận tiện cho người sử dụng có thể điều khiển chúng. Bộ phận này là cơ cấu kết nối đưa tín hiệu đến bo mạch để điều khiển cơ cấu chấp hành theo chủ đích người dùng.
  • Chi tiết phụ của xe: Gương, còi, xi nhan, đèn, mái che, đệm lót sàn, ghế,...là những bộ phận hỗ trợ người dùng được thuận tiện khi vận hành xe.

3. Các dòng xe nâng điện 1 tấn phổ biến hiện nay.

Xe nâng điện 1 tấn có nhiều loại có thiết kế khác nhau, tầm với khác nhau, tải trọng nâng khác nhau nhằm đáp ứng một nhu cầu công việc khác nhau. Để so sánh thì không thể nói loại nào tốt hơn loại nào kém hơn mà chỉ có thể hiểu là loại nào phù hợp với công việc như thế nào. Còn tốt hay không tốt thì ta phải so sánh về hãng sản xuất, nguồn gốc xe và tình trạng của xe, xe nâng cũ hay xe nâng mới, xe nâng Nhật hay xe nâng Trung Quốc, Hàn Quốc. Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu về 2 dòng xe nâng đặc trưng mà hay dùng nhất hiện nay ở thị trường Việt Nam.
  • XE NÂNG ĐIỆN NGỒI LÁI 1 TẤN.
    • Dòng xe nâng này thì người vận hành sẽ ngồi ở trong cabin của xe để thực hiện thao tác nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Chúng có ưu điểm là có thể làm được với cường độ công việc liên tục mà người vận hành ít bị mệt mỏi. Có hai loại được thiết kế là xe 3 bánh và xe 4 bánh, với xe 3 bánh nhỏ gọn hơn, bánh lái là bánh sau sẽ dễ dàng di chuyển ở không gian hẹp mà không bị vướng bởi bánh lái, xe 4 bánh thì có thiết kế lớn hơn, độ vững chắc tốt hơn, di chuyển đường dốc, nền dốc sẽ tốt hơn, tuy nhiên đôi khi sẽ bị vướng bởi bánh lái khi lái sẽ dương ra khỏi bề rộng của xe.​
    • Xe nâng điện 1 tấn ngồi lái(Xe nâng điện 1 tấn ngồi lái)
    • Xe được thiết kế với bộ hộp số tự động (Gọi là xe số tự động) dễ dàng cho người thao tác, đem đến một trải nghiệm người dùng thoải mái nhất. Chân gas cảm biến, cơ và có bảng màn hình điện tử hiện thị được đặt ở trên Cabin xe nhằm hiển thị các thông số của xe như thời gian sử dụng, mức năng lượng của bình điện, Xe sở hữu bình điện có trọng lượng và kích thước khá lớn để cho phép nâng hạ các hàng hóa có tải trọng nhỏ hơn, thời gian hoạt động của xe liên tục có tải có thể đạt đến 5 hoặc 6 tiếng, tuy nhiên thông thường xe sẽ dùng được cả ngày do không phải lúc nào ta cũng nâng tải hàng hóa full.
    • Xe nâng điện 1 tấn
    • (Cơ cấu xe nâng điện 1 tấn ngồi lái)
    • Về ưu nhược điểm của xe, chúng ta có thể tham khảo ở mục xe nâng điện:  XE NÂNG ĐIỆN
    • Bảng giá xe nâng điện ngồi lái 1 tấn cũ: Giá thành này phụ thuộc vào năm sản xuất, số giờ hoạt động, chức năng xe, nguồn gốc xe và chiều cao nâng của xe, dưới đây là bảng giá với chiếc xe nâng điện có chức năng nâng hạ cơ bản, chiều cao nâng tiêu chuẩn 3 mét.
Số thứ tựLoại xeNăm sản xuấtBảng giá tham khảoGhi chú
1Xe nâng điện cũ 1 tấn2000~2005120 ~130 triệu
2Xe nâng điện cũ 1 tấn2005~2010130~140 triệu
3Xe nâng điện cũ 1 tấn2010~2015140 ~ 150 triệu
4Xe nâng điện cũ 1 tấn2015~2020150~170 triệu
  • XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI 1 TẤN.
    • Xe nâng điện nói chung và xe nâng điện đứng lái nói riêng, đây là những dòng xe đặc chủng, chúng được thiết kế chế tạo nhằm đáp ứng nhu cầu công việc nhất định với mục đích nâng hạ hàng hóa, di chuyển và đặt để hàng hóa đến một vị trí khác. Xe được ưa chuộng dùng nhiều trong nhà kho, nhà máy sản xuất cũng như thư viện và siêu thị. Đặc biệt hơn, với thiết kế tinh gọn, chiều dài được cắt ngắn đi, nên cho phép xe nâng điện dạng đứng lái hoạt động rất linh hoạt, chúng có thể luồn lách di chuyển ở những nơi có không gian chặt hẹp để đưa hàng hóa lên cao, bán kinh vòng cua nhỏ có thể quay đầu 360 độ ngay tại chỗ mà một bánh trụ đứng yên. Hơn thế nữa, càng nâng giữ hàng hóa được duỗi ra và thu vào dễ dàng để nhằm tiết kiệm diện tích nhất có thể.
    • Vậy, xe nâng điện đứng lái là gì?
      • Chúng là nhóm các loại xe nâng hàng dùng điện cung cấp năng lượng cho các động cơ điện để thực hiện các chức năng của xe. Người vận hàng điều khiển bằng cách đứng trực tiếp trên cabin của xe thay vì ngồi, bộ sạc thì có thể là bộ sạc liền hoặc bộ sạc rời tùy theo từng hãng thiết kế cũng như từng đời xe, điều này không quá quan trọng do công năng của xe luôn được đảm bảo. Tuy nhiên với xe nâng có bộ sạc tích hợp liền với xe thì thông thường giá cả sẽ đắt hơn so với xe có bộ sạc dời so với xe do tính công nghệ cao hơn, đẹp hơn và gọn gàng hơn, phức tạp hơn đem đến sự tiện lợi tốt hơn.
    • ​Nhu cầu sử dụng xe nâng điện đứng lái hiện nay như thế nào?
      • Chúng ta cũng biết và thực tế đang cho thấy, nền kinh tế của đất nước đang phát triển và sẽ phát triển rất nhanh, các nhà máy, công xưởng, trung tâm thường mại, nhu cầu lưu chuyển hàng hóa nội địa cũng như toàn cầu rất lớn. Số liệu thống kê sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên, môi trường đầu tư nước ngoài lớn, cạnh tranh khốc liệt. Vậy để giải quyết vấn đề di chuyển, nâng hạ hàng hóa ngày càng lớn và không thể thiếu một chiếc xe nâng để phục vụ công việc đó, chúng tiết kiệm thời gian làm việc, giải phóng sức người và đặc biệt là nâng cao năng suất sản xuất lên gấp nhiều lần, tạo cơ hội cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên Việt Nam cũng theo đuổi các hiệp định thế giới về môi trường sạch, cắt giảm khí thải ra môi trường, chính vì thế nhu cầu về xe nâng điện là lựa chọn bắt buộc theo lộ trình thay vì các dòng xe nâng xăng, xe nâng dầu, chúng đã hoàn thành trách nhiệm trong những thời kỳ mà xe nâng điện chưa phát triển.
      • Xe nâng điện đứng lái 1 tấn(Xe nâng điện đứng lái 1 tấn)
    • ​Môi trường làm việc của xe nâng điện đứng lái.
      • Do đặc thù thiết kế của xe nâng điện đứng lái là nhỏ gọn, nâng hàng lên cao, gầm xe thấp, tốc độ chi chuyển chậm, góc quay xe lớn,...Vì vậy nền di chuyển của xe cần sự bằng phẳng, tốt nhất là nền bê tông hoặc nền nhà xưởng sơn eboxy để đảm bảo xe không bị chạm gầm khi làm việc. Bánh xe được thiết kế bởi nhựa cứng, cao su hoặc PU để không tạo thành vết khi di chuyển, tuy nhiên nếu nền xưởng gồ ghề, nhiều cát sỏi sẽ dễ làm mòn bánh xe và vỡ bánh. Đặc biệt nữa, do xe có tốc độ thấp nên sử dụng ở những nhà xưởng nhỏ để tối ưu thời gian di chuyển. Xe làm việc ở nơi có độ dốc lớn nhất thông thường đạt 6 đến 10 độ nghiêng để tránh bị lật đổ xe. Bo mạnh điều khiển trên xe là các hệ thống điện, điện tử và cơ kết hợp cùng nhau, vì vậy không để xe làm việc trời mưa sẽ gây hỏng các bo mạch điều khiển đó.
      • Các lĩnh vực hay dùng đến xe nâng điện đứng lái như: Nhà máy dược phẩm, may mặc, thực phẩm, bánh kẹo, thư viện, siêu thị, nhà máy linh kiện điện tử, giấy, bao bì, nước giải khát, sơn,...
    • ​Cấu tạo của xe nâng điện đứng lái.
      • Xe có cấu tạo chung gồm 4 hoặc 5 thành phần chính cấu thành nên như: Khung xe, động cơ điện, tháp nâng, ắc quy, hệ thống điều khiển, bo mạch điều khiển. Xe có 2 động cơ điện làm việc độc lập nhau giúp xe có thể hoạt động đồng thời các chức năng di chuyển và nâng hạ hàng hóa. Một động cơ truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển, một động cơ điều khiển hệ thống thủy lực giúp nâng hạ, kéo bình ra vào và kéo tháp nâng ra vào.
    • ​Thông số kỹ thuật chung của xe nâng điện đứng lái 1 tấn.
      • Ở đây chúng ta nói đến dòng xe nâng điện đứng lái của hãng KOMATSU (Nhật Bản) làm ví dụ, các hãng xe nâng khác cũng có những thông số cấu thành tương đương.
      • Số thứ tựHạng mụcThông sốĐơn vịGhi chú
        1Chiều dài xe (Không tính càng)1.950Mét
        2Chiều rộng xe1.095Mét
        3Chiều cao xe (Tính đến Cabin)2.245Mét
        4Ắc quyDạng nướcAxits-Chì
        5Hãng sản xuấtKOMATSUNhật Bản
        6Dung lượng bình ắc quy/Nguồn điện240Ah/48V

        7Tải nâng1.0 Tấn
        8Tháp nâng2.5, 3, 3.5, 4, 4.3, 4.5, 5, 6Mét
        9Loại bánh xeCao su/ PU

        10Chức năng xeDịch càng, chui container, mâm xoay,...

        11Tình trạnh xeXe nâng đã qua sử dụng

        12Nguồn gốc xeXe nâng hàng nhập Nhật

Các câu hỏi về xe nâng điện cũ 1 tấn.

  • Xe có nguồn gốc từ đâu? Xe nhập Nhật nguyên bản, chưa từng sử dụng ở Việt Nam.
  • Xe có đủ giấy tờ không? Đầy đủ giấy tờ Hải Quan, đăng kiểm (Kiểm đỏ), hóa đơn thuể VAT.
  • Sử dụng xe nâng điện có cần đăng kỹ biển số không? Không cần đăng ký do xe đã có đủ giấy tờ pháp lý và không tham gia giao thông ngoài đường.
  • Giá bán xe điện 1 tấn? Giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng với xe nâng điện KOMATSU 1 tấn thì giá giao động từ 100 triệu đến 170 triệu tùy thời điểm và đời xe.
  • Xe nâng điện có yếu không? Không hề yếu như ta vẫn suy nghĩ, xe nâng đúng tải trọng như thiết kế,...thực nghiệm chúng ta có thể thấy tàu điện, xe bus điện vẫn hoạt đông khỏe bình thường.
  • Xe nâng điện 1 tấn có phù hợp không? Phù hợp với cá nhân và đơn vị nâng hàng với tải trọng từ 1 tấn trở xuống, nó là dòng xe nâng hạng nhẹ.
  • Xe có sử dụng ở trời mua không? Không sử dụng được ở trời mưa bão
  • Hãng xe nào thông dụng ở Việt Nam? Đó là Komatsu, TOYOTA, Nichiyu, TCM, Mitsubisi, Sumitomo, Nissan,
  • Bình ắc quy loại gì? Xe này thường là bình ắc quy nước dạng Chì-Axit.
  • Thời gian sạc đầy hết bao lâu? Trung bình là 5 đến 7 tiếng sẽ đầy
  • Thời gian sử dụng liên tục có tải là bao lâu? Trên dưới 5 tiếng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng làm việc full tải, nên xe có thể dùng được cả ngày.
  • Chức năng của xe là gì? Nâng hạ cơ bản hoặc lắp thêm dịch giá, dịch càng, chui container, kẹp tròn, gật gù,...tùy theo nhu cầu.
  • Mua xe ở đâu? Mua tại những đơn vị uy tín, nhập khẩu trực tiếp, vui lòng liên hệ: 0973766284
  • So với xe dầu thì xe nâng điện tốt ở điểm gì? Tiết kiệm chi phí nhiên liệu, chi phí đầu tư ban đầu, ít hỏng, bảo dưỡng dễ dàng và đơn giản, không ồn khói bụi.
  • Linh phụ kiện, đồ đạc thay thế sẵn không? Rất sẵn có trên thị trường, do ở Việt Nam đã dùng xe điện từ lâu.
  • Xe có dễ lái không? Rất dễ sử dụng, chỉ cần 5 phút là có thể dùng được xe, phụ nữ cũng có thể dùng dễ dàng.
  • Xe có nguồn gốc ở đâu? Chúng tôi chỉ có các dòng xe nâng nhập Nhật, đảm bảo chất lượng, giá rẻ, không kinh doanh xe thanh lý nội địa hoặc nguồn gốc từ nước thứ 3.
  • Chế độ bảo hành như nào? Bảo hành dài hạn, vận chuyển toàn quốc.

Bảng cập nhật giá bán xe nâng điện 1 tấn.

  • Giá bán xe nâng điện 1 tấn thuộc phân khúc giá rẻ nhất trong các dòng xe nâng, và chúng là dòng xe hạng nhẹ, rất được ưa chuộng cho các nhà máy sạch như nhà máy thực phẩm, giấy, siêu thị hoặc nhà máy linh kiện điện tử,...Chúng ta quan tâm đến xe nào vui lòng click vào dòng xanh dưới bảng đây để đến với chi tiết tình trạng của xe.
STTXe nângGiá bán (VNĐ)Hãng xeNăm SXGhi chú
1Xe nâng điện 1 tấn đứng lái FB10RL-15120.000.000~150.000.000Komatsu2019Cơ bản 3m
2Xe nâng điện 1 tấn 3 bánh FB10ML-12
120.000.000~140.000.000Komatsu2014Cơ bản
3




4




5




6




7




8




9




10




11




12




13




14




15




16




17




18




19




20




21




22




23




24




25




26




27




28




29




30




31




32




33




34




35




36




37




38




39




40




41




42




43




44




45




46




47




48




49




50




51




52




53




54




55




56




57




58




59




60




61




62




63




64




65




66




67




68




69




70




71




72




73




74




75




76




77




78




79




80




81




82




83




84




85




86




87




88




89




90




91




92




93




94




95




96




97




98




99




Xe nâng điện 1 tấn tại Gia Lâm, Hà Nội.

  • Xe nâng điện 1 tấn đứng lái.

    • Xe nâng điện 1 tấn đứng lái của hãng Komatsu sản xuất này đời rất cao (Năm 2019), người sử dụng mới dùng được chưa đến 4 năm và thanh lý sang Việt Nam, chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ Nhật do đó giá thành cạnh tranh nhất thị trường, xe có đầy đủ đăng kiểm cũng như hải quan, hóa đơn thuế VAT cho người dùng, đáp ứng tính pháp lý cũng như chất lượng như niêm yết của nhà sản xuất.
    • Với kích thước nhỏ gọn, xe được cho tối ưu làm việc trong không gian hẹp mà muốn nâng hàng hóa lên cao (Các giá kệ trong các nhà kho), tiết kiệm nhiên liệu hằng đầu và lại sạch sẽ. Tuy nhiên người vận hành xe sẽ đứng để lái xe do đó đôi khi sẽ tạo cảm giác mệt mỏi nếu làm việc liên tục trong thời gian dài.
    • Hình ảnh tham khảo của xe như dưới đây:
    • Xe nâng điện 1 tấn đứng lái
    • (Hình ảnh tổng thể của xe)
    • Thông số kỹ thuật của xe.
      • Model xe: FB10RL-15.
      • Số khung: 159516
      • Hãng xe: Komatsu (Nhật Bản)
      • Năm sản xuất: 2019
      • Tải nâng: 1.0 tấn (Với tâm tải 500mm)
      • Chiều cao nâng: 2.7 mét (Có thể thay đổi theo yêu cầu)
      • Động cơ: Điện
      • Bình ắc quy: Chì_Axid (Ắc quy nước)
      • Điện áp: 48V
      • Loại bánh: Bánh cao su đặc
      • Tình trạng xe: Xe nâng đã qua sử dụng (Còn trên 95%)
      • Nguồn gốc xe: Xe nâng Nhật bãi (Chưa dùng ở Việt Nam)
      • Chức năng khác: Nâng hạ cơ bản
​​​