Bán xe nâng điện 3 tấn ở đâu?

  • Xe nâng điện 3 tấn hay còn gọi là xe nâng hàng 3 tấn, xe có công dụng để nâng hạ hàng hóa, đặt để và xếp hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Xe hoạt động tự động, nhằm giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất sản xuất, giúp giảm giá thành sản phẩm và đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
  • Chúng tôi chuyên nhập khẩu và phân phối bán buôn bán lẻ tất cả các dòng xe nâng Nhật Bãi, nói không với sản phẩm lỗi, nói không với giá cao và luôn tạo uy tín trên thị trường.
  • Địa chỉ kho xe: Cụm CN Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0973766284 / 02436225216
  • Email: [email protected]

Giới thiệu chung về xe nâng điện 3 tấn.

  • Xe nâng điện 3 tấn là xe có sức nâng tối đa theo thiết kế và khuyến cáo của nhà sản xuất là 3.0 tấn với tâm tải 500mm, và 2.63 tấn với tâm tải 600mm, 1.92 tấn với tâm tải 1000mm. Như vậy càng nâng với tâm tải càng xa thì tải càng hạ, càng nâng lên cao thì tải nâng cũng hạ tỷ lệ thuận.
  • Cách đọc thông tin trên tem của xe.
Tem xe nâng điện 3 tấn
(Tem xe nâng điện 3 tấn)
  • FE30-1: FE là Forklift Electric, 30 là xe có tải nâng 3.0 tấn, -1 là xe được thiết kế đời thứ nhất.
  • 302042: Chính là số khung của xe nâng, không trùng với bất kỳ xe nào, chúng có mục đích để định danh cho chiếc xe này mà khi ra thị trường nếu có bất kỳ vấn đề gì đều có thể truy xuất lại được lichj sử của xe, được hãng sản xuất quy định, với mỗi hãng có một quy định nhất định khác nhau.
  • 2016/5: Xe được sản xuất tháng 5 năm 2016, như vậy sẽ được sử dụng sau thời gian đó.
  • 4820: Là tổng khối lượng của toàn bộ xe (Xác xe) là 4.82 tấn.
  • 72V: Điện áp của bình ắc quy điện đạt 72 voltage.
  • 1000-1920: Là sức nâng lớn nhất đạt 1.92 tấn với tâm tải 1000mm
  • 600-2630: Là sức nâng lớn nhất đạt 2.63 tấn với tâm tải 600mm
  • 500-2900: Là sức nâng lớn nhất đạt 2.9 tấn với tâm tải 500mm
  • 4.0 mét: Là chiều cao nâng tối đa của xe.
  • 1005mm: Là chiều dài tiêu chuẩn của càng xe đối với xe này (Nhưng có thể thay thế được).
  • 11 độ: Là độ nghiêng của tháp nghiêng đạt tối đa 11 độ.​

Ưu nhược điểm của xe nâng điện 3 tấn.

  • ƯU ĐIỂM XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN: 
    • Tiết kiệm nhiên liệu bằng 1/4 so với dòng xe nâng động cơ đốt trong, đây là một lợi thế của xe.
    • Chi phí đầu tư thấp với xe nâng điện cũ, nhưng với dòng xe mới thì khá cao.
    • Sạch với môi trường, không có tiếng ồn, không khói bụi.
    • Được thiết kế và chế tạo bởi hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản.
    • Độ bền cao, hoạt động ổn định, thời gian sử dụng lâu dài.
    • Thiết kế đẹp mắt, tối ưu công năng sử dụng, đem lại trải nghiệm thoải mái nhất cho người dùng.
    • Làm việc trong các môi trường sạch như kho điện tử, nhà máy thực phẩm, nhà máy giấy, siêu thị, nhà máy nước giải khát,... mà các dòng xe nâng động cơ đốt trong không thể đáp ứng được.
    • Là xu hướng phát triển và chúng sẽ được thay thế trong tương lai gần với những dòng xe xăng và dầu.
    • Sử dụng linh động ở nhiều môi trường làm việc do gầm xe cao (Trừ môi trường mưa bão).
    • Linh phụ kiện thay thế sửa chữa luôn sẵn có trên thị trường bất kỳ thời điểm nào.
    • Thợ sửa chữa cũng rất nhiều do tính phổ biến của xe, đem đến sự an tâm cho người dùng.
    • Ít phải bảo dưỡng, bảo dưỡng đơn giản do ít chuyển động cơ trong cơ cấu của xe.
    • Ít hỏng vặt, tính lành cao do cơ cấu xe đơn giản.
    • Hoạt động khỏe như xe nâng dầu, không như suy nghĩ của hầu hết mọi người chưa từng sử dụng dòng xe này.
    • Nhiều đơn vị bán xe để có được nhiều sự lựa chọn.
    • Đa dạng mẫu mã như xe nâng điện đứng láixe nâng điện ngồi lái hoặc xe nâng điện ba bánh.
  • NHƯỢC ĐIỂM XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN:
    • Cần có thời gian chờ sạc Ắc quy nếu không có ắc quy dự phòng, thời gian sử dụng liên tục có tải của xe đạt 4 đến 5 tiếng, nhưng chạy với công suất 70% thì xe có thể đạt được cả ca làm việc. Thời gian sạc đầy cho xe từ 5 đến 7 tiếng, sạc sẽ tự ngắt khi đầy.
    • Không làm việc được ở môi trường mưa bão, do nước sẽ ảnh hưởng đến bo mạch của xe.
    • Nếu đơn vị nào làm việc 3 ca  liên tục thì cần ít nhất 2 xe nâng hoặc phải có bộ ắc quy dự phòng.
    • Tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm dần theo thời gian, do đó đến một thời điểm nhất định ta phải thay bình ắc quy. Tuy nhiên theo tính toán và thực tế, mức độ tiết kiệm nhiên liệu của xe ta có thể đủ để thay thế vòng đời cho 2 bộ bình ắc quy mới, do đó lợi thế kinh tế vẫn được đánh giá là cao hơn rất nhiều.

2 hãng xe nâng điện phổ biến nhất hiện nay.

  • XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU:
    • Là hãng uy tín và đứng hàng đầu về sản xuất các dòng máy công trình, trong đó có xe nâng hàng, với bề dầy kinh nghiệm cũng như công nghệ tiên tiến, hãng đã cho ra thị trường những chiếc xe ưu việt, chiếm lĩnh thị trường xe nâng quốc tế trong đó có ở Việt Nam.
    • Tải trọng xe được thiết kế từ 0.5 tấn, 0.9 tấn, 1 tấn, 1.2 tấn, 1.4 tấn, 1.5 tấn, 1.8 tấn, 2.0 tấn, 2.5 tấn, 3 tấn, 4 tấn và 4.5 tấn. Trong đó dòng xe nâng điện 3 tấn được liệt kê vào dòng xe hạng trung, chiếm phần lớn sức nâng mà nhu cầu các công ty đang cần sử dụng.
    • Ở Việt Nam hãng chiếm thị phần trên 60%, chiếm ưu thế tuyệt đối và được người dùng rất ưa chuộng và tin tưởng.
Xe nâng điện 3 tấn Komatsu
(Xe nâng điện 3 tấn của hãng KOMATSU)
  • XE NÂNG ĐIỆN NICHIYU:
    • Là hãng xe của Nhật, tuy không phải là tập đoàn đa ngành nghề những hãng chú tâm vào chuyên dòng xe nâng điện, do đó sẽ đem đến những công nghệ mới nhất cũng như sự chau chuốt nhất cho chiếc xe của mình khi ra thị trường. Ở thị trường Nhật, xe nâng điện Nichiyu được ưa chuộng hơn tất cả so với các hãng khác, tuy nhiên ở Việt Nam chúng không được sử dụng nhiều nhất do tính quen thuộc của xe.
    • Tập đoàn NICHIYU luôn tiên phong và là một trong những hãng dẫn đầu của nền công nghiệp Nhật Bản, lịch sử đầu tiên là hãng phát triển dòng xe nâng điện ngồi lái, rồi sau đó mở rộng sang xe nâng điện đứng lái Platter và đem lại thành công vang rội, được thị trường nội địa hào hứng đón nhận.
    • Màu sắc đặc trưng của hãng được sơn trên các dòng xe thể hiện màu trắng và màu đỏ, chúng có sự nổi bật nhất định, và tính thẩm mỹ cao.
    • Ngày nay tập đoàn Nichiyu đang kết hợp và bắt tay với tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản đó là Mitsubishi, càng đem lại thế mạnh cho dòng xe của họ với đầy đủ những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất.
Xe nâng điện Nichiyu

Cấu tạo của xe nâng điện 3 tấn.

  • Các bộ phận cấu tạo nên xe nâng điện 3 tấn cũng giống như hầu hết các dòng xe nâng ngồi lái khác, dưới đây là cấu tạo chi tiết của xe.
  • KÍCH THƯỚC XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN

    • Ở đây ta nói đến kích thước xe của hãng KOMATSU, còn với các hãng khác sẽ có nhưng thông số cơ bản thay đổi chút ít, về cơ bản thì sẽ tương đương với nhau.
    • Kích thước xe nâng điện 3 tấn
    • (Bảng kích thước xe nâng điện 3 tấn)
    • Chiều dài càng J: Đây là chiều dài có thể thay đổi được tùy theo nhu cầu, các kích thước tiêu chuẩn như: 0.97 mét, 1.0 mét, 1.1 mét, 1.2 mét, 1.4 mét, 1.5 mét, 1.8 mét và 2 mét. Khi thay càng có chiều dài khác nhau sẽ có kích thước J là khác nhau.
    • Chiều cao xe nâng: Được tính là chiều cao từ mặt đất lên đến nóc của Cabin xe, theo hình đó là kích thước F, với độ cao 2.22 mét (Chiều cao này được cố định).
    • Chiều cao tháp nâng: Được thể hiện trên hình là E, với xe nâng tiêu chuẩn thì sẽ là cao 2.19 mét, tuy nhiên tùy từng loại tháp nâng như tháp nâng chui Container 1 ty 2 lao hay tháp chui container 3 ty 3 lao, tháp thường 4 mét, 4.5 mét hay cao hơn nữa thì sẽ cho ta kích thước E là khác nhau.
    • Chiều rộng xe: Được hiểu là B, đó là bề rộng của xe luôn cố định với kích thước 1.2 mét.
    • Ngoài ra còn nhiều các kích thước phụ khác ta sẽ không liệt kê ở đây.
  • BÌNH ẮC QUY XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN

    • Đây được coi là trái tim của một chiếc xe nâng điện, chúng sẽ là nơi tích trữ và cung cấp năng lượng điện cho các động cơ điện để hoạt động. Tuổi thọ của xe phụ thuộc rất lớn vào tuổi thọ của bình ắc quy này, nếu muốn cho xe được hoạt động tốt, lâu dài thì ta cần chú ý đến bình ắc quy của chúng.
    • Xe nâng điện 3 tấn có thông số bình là: Điện áp 72V, bình thì có hai loại bình ắc quy khô (Dòng sạc nhanh) và bình ắc quy nước (Dòng sạc chậm).
    • Bình ắc quy xe nâng điện
    • (Bình ắc quy khô)
    • Thông số của bình: 
      • Dung tích 360Ah: hoạt động full tải trong thời gian 5 tiếng đồng hồ.
      • Điện áp: 72Voltage.
      • Tem của bình ắc quy xe nâng điện
    • Bình ắc quy xe nâng điện cũng chính là đối trọng cho xe, sức nặng của bình giúp cho cân bằng xe trong quá trình di chuyển cũng như nâng hạ đặt để hàng hóa.
    • Thông thường sau khi sử dụng trên 20000 giờ thì ta phải thay bình ắc quy mới do mức tích trữ năng lượng của bình sẽ giảm đi đến thời điểm không đáp ứng được nhu cầu công việc nữa thì phải thay thế.
    • Để thay thế bình ta sẽ phải chuyển sang dạng bình ắc quy nước thông qua bộ chuyển đổi, do bình ắc quy khô đang là dạng đời đầu tiên của hãng KOMATSU sản xuất nên chưa thịnh hành trên thị trường Việt Nam.

HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA XE NÂNG ĐIỆN.

  • ​Hệ thống thủy lực xe nâng điện gồm có các van thủy lực, bơm thủy lực, xylanh thủy lực và các đường ống dẫn dầu thủy lực, Chúng được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện thông qua bình ắc quy của xe. Đây là một trong những hệ thống quan trọng của xe, bơm thủy lực có khỏe hay không sẽ quyết định đến tình trạng nâng tải của xe.
  • Để kiểm tra hệ thống thủy lực của xe có hoạt động tốt hay không chúng ta dễ dàng có thể kiểm tra thông qua kinh nghiệm như sau:
    • Với xe nâng 3 tấn, ta dùng một vật thể nặng từ 2.8 đến 3.2 tấn, cho xe nâng vật thể nặng này với tâm tải để đạt khoảng 500mm.
    • Nhấn ga từ từ, nếu xe nâng được vật thể đó thì hệ thống bơm thủy lực còn khỏe, đạt yêu cầu thiết kế cũng như công dụng sử dụng.
    • Khi vật thể được nâng cao khoảng 500mm, ta để trạng thái cân bằng đó được giữ nguyên trong vòng 5 phút, rồi tiến hành kiểm tra tất cả các vị trí xilanh, van thủy lực, đường dẫn dầu thủy lực,...nếu không bị rò rỉ dầu ra ngoài thì hệ thống van vòi và xylanh đạt yêu cầu.
    • Với các loại xe nâng cũ, đơn vị cung cấp xe thường sẽ có chế độ bảo hành cho một trong những cơ cấu quan trọng nhất đó chính là hệ thống thủy lực của xe.
  • Theo thiết kế của nhà sản xuất, hệ số quá tải cho hệ thống thủy lực sẽ đạt 1.2, có nghĩa là ta có thể nâng tải được hơn tải trọng niêm yết, tuy nhiên như thế nó sẽ rất hại đến cả hệ thông, nên thông thường để xe hoạt động được bền thì nhà sản xuất luôn khuyến cáo nâng tải với tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng với tải niêm yết.
  • Hệ thống này được điều khiển và cung cấp năng lượng thông qua một động cơ điện, động cơ điện này được lắp đặt dưới gầm của xe.

ĐỘNG CƠ ĐIỆN CỦA XE NÂNG ĐIỆN.

  • Với xe nâng điện tự động như ở đây ta đang nói dòng xe điện KOMATSU 3 tấn thì chúng bao gồm hai hệ thống động cơ điện với 4 động cơ làm việc độc lập nhau. Chúng được cung cấp năng lượng hoạt động bởi ắc quy lắp trên xe và được lắp đặt ở trong gầm của xe, giúp các chuyển động được bảo vệ. Có hai loại động cơ điện như sau:
    • Động cơ điện giúp xe chuyển động di chuyển, động cơ này được lắp đặt ở cầu trước của xe, liên kết với hai bánh trước đó là các bánh chủ động.
    • Động cơ điện xe nâng điện(Mô hình động cơ điện cho chuyển động)
    • Động cơ điện điều khiển hoạt động của hệ thống thủy lực, chúng cũng được cung cấp năng lượng bởi bình ắc quy của xe.
  • Như vậy xe nâng điện tự động khác hoàn toàn với xe nâng điện bán tự động ở chỗ chúng có thể hoạt động độc lập các chức năng và là đồng thời, còn xe nâng bán tự động thì chúng không hoạt động đồng thời các chức năng được. Nếu di chuyển thì không nâng hạ và trong lúc nâng hạ thì xe không di chuyển được.
  • Cơ cấu điều khiển hoạt động, tốc độ của các động cơ điện này được lắp đặt trên Cabin của xe, giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển chúng.

THÁP NÂNG XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN.

  • Tháp nâng là cơ cấu liên kết giữa thân xe và càng nâng, chúng có nhiệm vụ đưa hàng hóa lên cao cũng như hạ thấp và đảm bảo dẫn hướng cũng như độ chắc chắn của quá trình nâng hạ đặt để hàng hóa.
  • Có nhiều loại tháp nâng với chiều cao và công dụng khác nhau.
    • Hình ảnh mô phỏng của tháp nâng thông thường (Tháp nâng cơ bản).
    • Tháp nâng xe nâng điện 3 tấn
    • Tháp nâng của xe nâng 2.5 mét: Chính là chiều cao nâng tối đa của hàng hóa lên cao được 2.5 mét, loại này nhằm làm việc trong không gian có trần nhà xưởng tương đối thấp, mục đích khi nâng lên thì tháp nâng không bị đụng vào trần nhà xưởng.
    • Tháp nâng chiều cao 3m: Đây là loại tiêu chuẩn và thông dụng nhất và chúng ta hay dùng đến, chiến 80% người dùng là dùng với chiều cao tối đa nâng hàng đạt 3m, như vậy khi hạn thấp tháp xuống ở trạng thái cơ bản thì chiều cao của tháp không vượt quá chiều cao của cabin xe (Đạt 2.22m), và xe vẫn dễ dàng di chuyển cũng như làm việc ở nới có trần thấp mà không bị đụng tháp nâng khi di chuyển
    • Tháp nâng có chiều cao lớn hơn 3m như loại 3.5 mét, 4m, 4.5 mét, 5 mét, 5.5 mét hoặc 6 mét,..Loại như này sẽ ít dùng hơn, do chiều cao nâng lớn sẽ làm giảm tải. Chúng chỉ áp dụng ở nơi không hạn chế về chiều cao làm việc của trần nhà xưởng mà muốn đưa hàng hóa hoặc thiết bị lên cao như các công trình xây dựng, kho kệ giá cao,...
    • Tháp nâng chui container loại 2 ty 2 lao: Thông thường sẽ có chiều cao đạt tối đa 3 mét hoặc 3.5 mét là thông dụng, loại tháp này mục đích để làm việc ở nơi có trần xưởng thấp nhưng vẫn nâng hàng được lên cao.
    • Tháp nâng chui container 3 ty 3 lao: Là loại tương đối hay dùng cho các đơn vị Logictics, đơn vị xuất nhập khẩu cần đóng hàng vào thùng container hoặc dỡ hàng ra khỏi container, có nghĩa là xe nâng có thể làm việc được trong thùng container mà không bị chạm trần của thùng. Thường tháp này sẽ đi với xe nâng số tự động, lắp thêm dịch giá chúng sẽ tối ưu công năng.

LỐP XE NÂNG ĐIỆN.

  • Lốp là bộ phận tạo ma sát và di chuyển tiếp xúc với nền di chuyển, lốp có tác giúp cho xe di chuyển. Với xe nâng điện thì có các kiểu lốp như dưới đây, chúng có những ưu, nhược điểm cụ thể phù hợp nhất với một môi  trường làm việc nhất định.
  • Lốp là một trong những linh kiện tiêu hao trong xe nâng, khi dùng đến lúc lốp mòn thì ta sẽ phải thay thế bằng lốp khác để đảm bảo độ ann toàn khi làm việc.
    • Lốp đặc: Là lốp mà toàn bộ phần cao su là đặc, được ép với Lazang của bánh để giữ chặt và cố định chúng. Lốp đặc có tác dụng tránh bị lổ lốp, thủng săm khi làm việc với tải trọng lớn. Với những xe nâng làm việc trong môi trường nhiều vật sắc nhọn (Như nhà máy sắt, thép, nhà máy cơ khí,...) hoặc chạy ở môi trường bến bãi, nhiều đá hoặc ổ gà. Vì chúng tránh được vấn đề thủng lốp, tuy nhiên khi di chuyển trên đường bằng phẳng, đường trường hoặc trong nhà xưởng thì độ ma sát của chúng sẽ kém hơn, do lốp đặc nên độ cứng cao nếu khi xe di chuyển sẽ tạo nên độ nẩy, độ xóc cho xe nhiều hơn. Khi nhìn vào lốp đặc, thì hai mặt của lốp sẽ có độ lõm vào, và đặc biệt là không có chân van, từ đó người dùng có thể biết được là loại lốp gì. Thông thường giá thành của lốp đặc sẽ đắt hơn lốp hơi.
    • Lốp đặc xe nâng hàng
    • Lốp hơi: Là loại lốp mà có hơi bên trong, loại lốp này được bơm hơi, nên khi sử dụng có thể sảy ra vấn đề thủng lốp hoặc nổ lốp. Do đó những môi trường làm việc có nhiều vật sắc nhọn hoặc môi trường đường nhiều đá răm, ổ gà thì không phù hợp sử dụng loại này. Khi dùng lốp hơi thì di chuyển sẽ êm, độ bám dính ma sát tốt nên là độ sóc của xe sẽ giảm đi rất nhiều, độ chống trơn trượt tốt. Với loại này giá thành sẽ thường là rẻ hơn so với lốp xe nâng đặc. Cũng rất sẵn có trên thị trường bất kỳ thời điểm nào mình cân thay thế. Lốp hơi khi nhìn vào ta có thể phát hiện ra hai thành lốp có độ phình ra bên ngoài rõ ràng, và đặc biệt là trên lazang của chúng có đầu van để bơm hơi như hình ảnh dưới đây.
    • Lốp hơi xe nâng
    • Lốp kép: Là lốp kép hơi hoặc lốp kép đặc, chúng được lắp ở hai bánh trước của chiếc xe nâng, bánh kép là bánh được ghép bởi hai chiếc để tạo thành 1 bộ với lazang lớn hơn để có thể vừa cho hai quả lốp. Chúng có thể là lốp kép đặc hoặc lốp kép hơi, nguyên tắc sử dụng cũng như đã nói ở trên với loại lốp đặc và lốp hơi, thường loại lốp kép đặc sẽ đắt hơn nhiều so với loại lốp hơi kép. Và loại này thường được làm việc ở môi trường bến bãi, sa lầy để trống trơn trượt, sụt lún và độ tiếp xúc với nền di chuyển lớn. Những đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh mặt hàng vật liệu sây dựng thường là dùng đến lốp kép. Với xe nâng số sàn, gật gù thì phù hợp để ta lắp bộ lốp kép này, để nhận biết chúng từ vẻ bề ngoài cũng rất đơn giản như hình ảnh dưới đây.
    • Lốp kép của xe nâng​​​​​
  • Về kính thước của lốp sẽ có nhiều loại theo tải trọng của xe, hãng xe và loại xe nâng khác nhau. Do đó để mua lốp ta phải biết được kích thước của lốp, từ đó nhà cung cấp sẽ chọn đúng loại lốp cho mình. Thông thường với bất kỳ loại xe nâng nào thì lốp sau là bánh chủ động nên sẽ bị mòn nhanh hơn và hay phải thay thế trước, loại lốp sau có lazang kích thước nhỏ hơn nên là có giá thành sẽ rẻ hơn lốp trước.

CÀNG XE NÂNG.

  • Khái niệm: Càng xe nâng là bộ phận để nâng đỡ hàng hóa, giúp hàng hóa có thể cân bằng và giữ chắc chắn khi nâng hạ và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
  • Trên mỗi một chiếc xe nâng thường sẽ được bố trí hai càng xe (Đôi khi có những xe sẽ được bố trí 4 càng hoặc nhiều hơn), càng có thể được dịch chuyển sang hai bên phù hợp với vị trí hàng hóa cần nâng một cách tự động hoặc bán tự động hoặc thủ công tùy theo vấn đề mình có lắp chức năng dịch càng hay không.
  • Chiều dài của càng cũng có nhiều loại từ 0.97 mét, 1 mét, 1.1 mét, 1.2 mét, 1.4 mét, 1.5 mét, 1.8 mét hoặc 2 mét. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mình mà ta cần chọn loại càng dai bao nhiều thì phù hợp, tuy nhiên càng càng dài tâm tải càng xa thì tải trọng nâng của xe càng giảm so với niêm yết (Vì theo niêm yết là tâm tải 500mm thì sẽ nâng đủ tải theo nhà sản xuất). Với những xe như nhau, tải trọng như nhau, chức năng nâng như nhau thì càng này có thể lắp lẫn cho nhau được.
  • Có hai loại càng dùng cho xe nâng:
    • Càng chính của xe: Là càng được gá cố định hoặc linh động trên giá của xe nâng, chúng được liên kết với giá của xe nâng, loại này thường sẽ có chiều dài ngắn hơn, được làm bằng thép nhiệt duyện, độ cứng cao nên có sức chịu lực rất tốt. Màu có thể là màu vàng hoặc màu đen được sơn theo loại xe khác nhau.
    • Càng xe nâng

    • Càng phụ xe nâng: Hay còn gọi là ủng của xe nâng, đây là bộ phận rời không được lắp cố định với xe. Chúng thường sẽ có kích thước dài hơn càng chính, được luồn vào càng chính nếu ta cần nâng hàng với chiều dài dại hơn. Do đó tính linh động của chúng rất lớn, giúp cho chúng ta không nhất thiết phải thay càng mà có thể vẫn thay đổi được chiều dài nâng với những hàng hóa cần nâng với chiều dài lớn hơn.
  • Về giá thành của càng xe nâng sẽ phụ thuộc vào loại càng lắp cho xe mấy tấn, loại càng lắp cho bộ gật gù, loại càng lắp cho loại xe nào và chiều dài của càng cần đến là bao nhiêu. Như với loại càng Nhật Bãi thì cúng giao động từ 5 triệu đến 20 triệu tùy theo chiều dài, tải trọng nâng và thời điểm mua.

GHẾ XE NÂNG HÀNG, NẮP CA BÔ CỦA XE.

  • Ghế xe nâng được bố trí với loại ghế đơn, có thể dịch chuyển kéo lên hoặc xuống để điều chỉnh vị trí ngồi phù hợp với từng người vận hành xe.
  • Ghế được thiết kế êm ái, bên trong là nỷ mềm được bọc bởi da giả để chống thấm nước, bụi bẩn. Chúng có mặt tựa phía sau để giúp người sử dụng được ngồi thoải mái nhất trong quá trình vận hành xe.
  • Trên xe với những xe đời cao, đặc biệt là với xe nâng điện chủ yếu là xe đời cao nên được lắp các sensor an toàn cho xe. Sensor này có tác dụng là chỉ cho xe vận hành khi người vận hàng đã được ngồi lên xe đúng vị trí và đúng tư thế, đồng thời dây an toàn đã được thắt chặt.
  • Ghế này được lắp phía trên của nắp ca bô của xe nâng điện cũng như các loại xe nâng ngồi lái khác. Dưới đây là hình ảnh thực tế của ghế xe nâng.
Ghế xe nâng
(Ghế của xe nâng điện)
  • Ghế xe nâng cũng là một bộ phận tiêu hao, khi dùng lâu ngày và với trời mưa nắng, môi trường tác động ghế sẽ bị hỏng theo thời gian và bị rách. Ta có thể dễ dàng đi bọc lại ghế hoặc thay thế bởi chiếc ghế khác, nếu bọc thì giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm cho người sử dụng.​
  • Nắp cabo của xe là bộ phân bảo vệ cơ cấu bên trong của xe đó chính là bộ bình ắc quy của xe nâng điện. Đồng thời cũng là bộ phận tạo thẩm mỹ cho xe, cũng là nơi để lắp đặt ghế ngồi cho người vận hành. Việc mở nắp cabo xe cũng rất dễ dàng cho công việc bảo dưỡng cũng như sửa chữa phía trong của xe.

CA BIN VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỦA XE.

  • Cabin xe là nơi lắp đặt hệ thống điều khiển và màn hình hiện thị của xe. Chúng được bố trí một các rất khoa học giúp người vận hành thoải mái nhất trong quá trình sử dụng.
  • Trên cabin sẽ bao gồm: 
    • Màn hình hiển thị thông số hoạt động của xe như thời gian sử dụng, mức năng lượng, chỉ số sạc, thông số sạc điện, tốc độ di chuyển, kim nhiên liệu,...
    • Tay trang: Là các cần điều khiển hoạt động của xe ví như nâng lên và hạ xuống, nghiêng ngả, dịch càng, dịch giá, gật gù, kẹp tròn, kẹp bông, kẹp vuông,...Mỗi tay trang sẽ thực hiện một chức năng điều khiển nhất định và chúng có thể được điều khiển một cách đồng thời.
    • Phay tay, phanh chân của xe: Với xe có chuyển động di chuyển thì nhất thiết phải có hệ thống phanh. Cũng giống như các loại xe khác thì xe nâng điện ngồi lái cũng có hệ thống phanh tay và phanh chân thông thường. Phanh tay giúp xe đứng yên tại một vị trí khi ta dừng xe, hoặc không có mặt trên xe. Phanh chân giúp ta hạn chế tốc độ, điều khiển tốc độ di chuyển cho xe trong quá trình hoạt động. Chúng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn vận hành, nếu xe bị mất phanh sẽ rất nguy hiểm mà ta cần phải lưu ý khi sử dụng.
    • Vô lăng xe: Là bộ phận điều khiển hướng di chuyển của xe, với xe nâng điện 3 tấn thì bánh lái chính là bánh sau, giống nguyên tắc của các loại xe nâng ngồi lái khác bình thường.
    • Chân ga: Là nơi điều khiển tốc độ của xe, chúng được bố trí để chân phải điều khiển do tính thuận của đa số người sử dụng. Nếu ga với tốc độ max thì xe có thể di chuyển được với tốc độ 18km/h, như vậy là tốc độ tương đối nhanh.
    • Cần số: Hầu hết xe nâng điện 3 tấn sẽ có số tự động, cần số được bố trí bên cạnh vô lăng của xe, chúng có hai chế độ tiến và lùi thông thường, ta chỉ việc gạt cần số theo chế độ nào thì xe sẽ hoạt động theo chế độ đó một cách dễ dàng.
    • Hình ảnh cụ thể của ca bin xe như dưới đây để chúng ta dễ dàng tham khảo.
    • Ca bin xe nâng điện
  • Như vậy, với bất kỳ một hãng xe nâng nào thì vấn đề thiết kế ca bin cũng cần phải đảm bảo được yết tố thuận tiện nhất cho người dùng, đầy đủ chức năng nhưng không quá phức tạp, đen lại trải nghiệm thoải mái nhất.

PHÂN LOẠI XE NÂNG ĐIỆN 3 TẤN.

  • PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG:
    • Xe nâng điện 3 tấn gật gù: Đây là chức năng được dùng để lật đổ vật liệu, hàng hóa mà không cần phải sắp đặt theo thứ tự hoặc trật tự nhất định. Với xe nâng điện 3 tấn thì người ta không dùng nhiều đến chức năng này, tuy nhiên một số đơn vị về vật liệu xây dựng, kim loại tấm sẽ có nhu cầu. Hình ảnh như dưới đây là một chiếc xe nâng điện 3 tấn KOMATSU có chức năng gật gù cơ bản để tham khảo.
    • Xe nâng điện 3 tấn gật gù
    • Xe nâng điện 3 tấn kẹp tròn: Chức năng này là chức năng giúp cho các nhà máy nâng hạ, di chuyển các vật thể, hàng hóa có dạng cuộn, dạng tròn như cuộn giấy, buộn bông sợi, thùng phuy,...Khi lắp thêm chức năng này xe sẽ bị giảm tải khoảng 600kg, và chúng được điều khiển bởi 2 tay trang cho hai cụm xylanh là xylanh quay tròn hoặc xylanh mở. Độ mở của kẹp này thường sẽ là 1 mét, 1.3 mét hoặc 1.5 mét. Giá thành của nguyên bộ kẹp tròn nó giao động từ 60 đến 120 triệu tùy loại và tùy vào độ mở cũng như thời điểm mua.
    • Xe nâng điện có chức năng nâng hạ cơ bản: Là loại xe thông dụng nhất, cơ bản nhất và được sản xuất nhiều nhất. Đó là chức năng nâng và hạ hàng hóa cộng thêm chức năng nghiêng ngả đạt từ 8 đến 12 độ nghiêng. Tuy nhiên, từ chiếc xe nâng cơ bản này mà ta đều có thể lắp ráp thêm được các option đặc biệt khác theo nhu cầu do trong thiết kế xe luôn để các cổng chờ (3 cổng chờ) giúp ta dễ dàng lắp các chức năng khác theo yêu cầu và nhu cầu sử dụng.
    • Xe nâng điện 3 tấn dịch giá: Là xe cũng được dùng rất nhiều, do tính thuận lợi khi làm việc mà vị trí giá hàng có thể được điều chỉnh một cách tự động, giúp cho người vận hành dễ dàng sử dụng để nâng hạ hàng hóa.
    • Xe nâng điện 3 tấn dịch càng: Loại này cũng gần giống như loại chức năng dịch giá, thay vì cả giá hàng được dịch chuyển vị trí thì ở đây càng xe nâng được điều khiển vị trí một cách tự động, chúng được điều khiển bởi hai tay trạng được lắp đặt trên cabin của xe.
    • Xe nâng điện 3 tấn chui container: Là loại xe mà tháp nâng được lắp bởi tháp chui công, loại 2 ty 2 lao hoặc 3 ty 3 lao tùy công dụng. Thường được ứng dụng để làm việc trong không gian có trần thấp như trong thùng của container. Với các đơn vị xuất nhập khẩu, đơn vị logictics thì sẽ hay dùng đến chức năng này. Đi kèm với chúng thường sẽ là chức năng dịch giá hoặc dịch càng để giúp sự thuận tiện được tăng lên trong công việc.
  • PHÂN LOẠI THEO LOẠI XE:
    • Xe nâng điện 3 tấn bình ắc quy khô: Chúng được ký hiệu là FE30-1 (Ở đây FE nghĩa là Forklift Electrics), biểu hiện là xe nâng dùng nhiên liệu điện. Bình ắc quy lưu năng lượng cũng như giải phóng năng lượng cho các động cơ điện là loại bình khô. Ưu điểm đây là công nghệ mới, dòng sạc nhanh hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm thời gian khi sạc, tuy nhiên nhược điểm thì loại bình khô là công nghệ mới, chưa được tối ưu và vẫn trên quá trình nghiên cứu và phát triển, tính ổn định chưa được khảng định trên thị trường.
    • Xe nâng điện 3 tấn bình ắc quy nước: Là loại hay dùng nhất hiện nay, có ký hiệu là FB (Forklifr Battery), chúng đã được nghiên cứu và phát triển từ nhưng năm 90 và đến tận bây giờ vẫn đang được sử dụng rộng dãi, do đó tính ổn định của xe là rất cao và được khảng định bởi người dùng trên thị trường bằng đó năm. Tuy nhiên nhược điểm là dòng sạc chậm, thông thường sạc đầy bình sẽ mất 6 đến 8 tiếng thay bì 4 đến 6 tiếng như loại bình ắc quy khô, do đó sẽ ảnh hưởng đến công việc sử dụng hằng ngày của các ca nhân cũng như đơn vị khinh doanh, sản xuất.

Kinh nghiệm mua xe nâng điện cũ 3 tấn.

  • Để mua một chiếc xe nâng mới thì là một điều rất đơn giản, ta chỉ việc chọn hãng xe, nhu cầu sức nâng của xe và loại xe mà cũng không quan tâm nhiều về chất lượng của xe cũng như giá thành vì chúng đã được niêm yết cố định, chất lượng 100% mới nên không cần lo lắng về chất lượng, chế độ bảo hành lại lâu và chỉ có một vài đơn vị được ủy quyền của hãng mới được quyền phân phối bán trên thị trường, mọi chính sách đã được hãng xe đưa ra là cố định và áp dụng thống suất cho tất cả mọi nơi, mọi đại lý và mọi khách hàng.
  • Tuy nhiên với xe nâng cũ thì đó không phải là điều đơn giản, bởi vì bản chất là xe đã qua sử dụng, đã bị thay đổi tình trạng của xe và đã được nhiều người dùng thay vì một đơn vị cố định, cũng nữa là nhiều đơn vị cung cấp mà không theo một quy chuẩn, chế độ hay một quy trình chung nào cả. Mỗi đơn vị sẽ có một chính sách khác nhau, chế độ khác nhau, cũng như ngay cả cùng một đơn vị cùng một loại xe thì tình trạng cũng đã khác nhau, điều đó làm cho người đi mua xe nâng cũ rất khó lựa chọn để được chiếc xe có một mức giá thành phù hợp nhất với tình trạng hiện trạng thực tế của xe. Tuy nhiên, để mua được một chiếc xe nâng cũ cũng có những quy luật nhất định của chúng mà đôi khi chúng ta chưa biết, dưới đây chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm để chúng ta có thể lựa chọn mua được chiếc xe nâng điện cũ ưng ý của hãng KOMATSU.
  • Chi tiết hơn chúng ta tham khảo theo bài viết này: CÁCH LỰA CHỌN XE NÂNG CŨ ĐÚNG HÀNG NHẬT BÃI.

    Bảng giá bán xe nâng điện 3 tấn.

    • Giá bán của chiếc xe nâng điện 3 tấn ở đây là xe Nhật Bãi được chúng tôi cập nhật liên tục hằng ngày, do đó giá thành là phù hợp nhất với thị trường chúng ta có thể tham khảo. Chi tiết hơn về tình trạng từng xe, chúng ta click vào từng hạng mục của xe để đến thông tin chi tiết của xe.
    STTLoại xeGiá bán (VNĐ)Đời xeHãng xeGhi chú
    1Xe nâng điện 3 tấn Komatsu FB30-12280.000.000~320.000.0002017KomatsuDịch giá
    2Xe nâng điện 3 tấn FE30-1280.000.000~300.000.0002016KomatsuDịch giá
    3Xe nâng điện 3 tấn Komatsu FE30-1
    450.000.000~500.000.0002020KomatsuGật gù
    4




    5




    6




    7




    8




    9




    10




    11




    12




    13




    14




    15




    16




    17




    18




    19




    20




    21




    22




    23




    24




    25




    26




    27




    28




    29




    30




    31




    32




    33




    34




    35




    36




    37




    38




    39




    40




    41




    42




    43




    44




    45




    46




    47




    48




    49




    50




    51




    52




    53




    54




    55




    56




    57




    58




    59




    60




    61




    62




    63




    64




    65




    66




    67




    68




    69




    70




    71




    72




    73




    74




    75




    76




    77




    78




    79




    80




    81




    82




    83




    84




    85




    86




    87




    88




    89




    90




    91




    92




    93




    94




    95




    96




    97




    98




    99