MUA XE NÂNG ĐIỆN CŨ 2 TẤN Ở ĐÂU?

  • Xe nâng điện cũ ở Hà Nội, chúng ta nên tìm đến khu vực Gia Lâm, Hà Nội ở đây có rất nhiều các bãi xe nâng đã qua sử dụng cũng như linh phụ kiện vô cùng phong phú. Xe có cả xe nâng Nhật bãi, có cả xe nâng Thanh lý, xe nâng quay đầu từ tải trọng 0.9 tấn đến 20 tấn cho các dòng xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng xăng gas đều đủ cả.
  • Địa chỉ cụ thể kho xe: Cụm CN Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Tên công ty: Công ty TNHH SAMNON Việt Nam
  • Số điện thoại: 0973766284 / 02436225216
  • Email: [email protected]

(Kho xe nâng điện cũ Nhật Bản)

TẠI SAO NÊN MUA XE NÂNG ĐIỆN CŨ?

  • Câu hỏi này là thắc mắc của nhiều người khi có nhiều lựa chọn khác, trong đó xe điện là một trong những lựa chọn trong đó, để tra lời câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về dòng xe nâng hàng chạy bằng nhiên liệu điện có những ưu, nhược điểm cũng như môi trường làm việc như thế nào thì phù hợp nhất.
  • Về giá thành: Xe nâng điện cũ có giá thành đầu tư thấp hơn các dòng xe nâng dầu 1/2 lần và xe nâng điện mới 4 đến 5 lần.
  • Về tiết kiệm nhiên liệu: Xe nâng điện rất tiết kiểm năng lượng, đây là một bài toán kinh tế mà bất kỳ người sử dụng nào cũng cần quan tâm tới, mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 1/4 so với các dòng xe khác.
  • Ít hỏng vặt: Do xe nâng điện hoạt động theo cơ chế năng lượng được tích trữ trong bình ắc quy và cung cấp tới các động cơ điện (Gồm có hai động cơ điện dùng cho hoạt động di chuyển và nâng hạ) mà ít có những chuyển động cơ khi so với xe nâng dạng động cơ đốt trong, nên hầu như trong toàn bộ vòng đời sử dụng xe ít bị hỏng vặt hơn rất nhiều.
  • Sạch, không tiếng ồn: Đặc điểm nổi bật đó là xe rất sạch, không thải ra khí thải, tiếng ồn, đây là điều kiện lý tưởng để sử dụng trong các nhà máy, kho hàng yêu cầu độ sạch cao như nhà máy linh kiện điện tử, thực phẩm, phòng lạnh, thư viện,...Và dũng là xu hướng phát triển của toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
  • Thông dụng trên thị trường: Hiện tại xe nâng điện đã phủ kín tất cả các thị trường, do đó rất nhiều người am hiểu về chúng, nhiều thợ có thể sửa chữa được nếu sảy ra hỏng hóc, đồng thời linh phụ kiện luôn sẵn có mà không cần đợi để đặt hàng.
  • Tuy nhiên: Thời gian sử dụng của xe thì không liên tục do cần có thời điểm để sạc bổ sung điện cho xe, nên nếu nhà máy mà làm việc 2 đến 3 ca thì nhất thiết cần 2 xe thay thế hoặc có bình ắc quy dự phòng để thay thế khi bình ắc quy kia hết điện, trong thời gian chờ sạc lại.
  • Tuổi thọ của bình ắc quy sẽ giảm dần theo thời gian, thông thường là từ 25000 giờ làm việc thì ta phải thay bình ắc quy mới, chi phí thay bình sẽ cao nhưng bù lại thì bình lại mới hoàn toàn (Vấn đề này hoàn toàn được khắc phục bằng chi phí nhiên liệu có thể bù được 2 bộ bình ắc quy mới trong thời gian sử dụng)

CẤU TẠO CỦA XE NÂNG ĐIỆN 2 TẤN.

  • Mỗi hãng sản xuất đều có thiết kế cho xe nâng khác nhau theo tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn của từng hãng, tuy nhiên thiết kế đó luôn luôn được tối ưu hóa về công năng sử dụng cũng như chất lượng, độ bền theo thời gian. Dưới đây chúng tôi giới thiệu về cấu tạo của chiếc xe nâng điện 2 tấn của hãng KOMATSU (Hãng xe nâng thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay), các hãng khác về nguyên lý chung thì cũng tương tự như nhau.
  • Kích thước của xe nâng điện 2 tấn KOMATSU.
  • tổng thể xe nâng điện 2 tấn
    • Kích thước chiều dài của xe (Không tính càng): 2.18 mét 
    • Chiều cao thân xe (Tính đến nóc cabin): 2.07 mét
    • Chiều cao gầm xe: 11cm
    • Chiều rộng của xe: 1.16 mét
    • Loại lốp: Lốp hơi hoặc lốp đặc đơn thay đổi theo yêu cầu
    • Chiều cao tháp nâng: Từ 2.5 đến 5 mét (Thay đổi theo yêu cầu)
    • Bình ắc quy:48 voltage
    • Dung tích bình: 468Ah (Có thể thay đổi bình lớn hơn)
    • Tải trọng bình ắc quy: 750kg (Đồng thời làm đối trọng xe)
    • Tải trọng cả xe: 3.63 kg
    • Tải trọng nâng lớn nhất: 2.0 tấn (Với tâm tải 500mm), 1.8 tấn (Với tâm tải 600mm), 1.29 tấn (Với tâm tải 1 mét).
    • Hãng sản xuất: KOMATSU (Nhật Bản)
    • Nguồn gốc xe: Xe nâng nhập Nhật (Chưa dùng ở Việt Nam)
    • Chức năng khác: Dịch giá, dịch càng, chui công, kẹp tròn, kẹp vuông,...(Lắp thêm theo yêu cầu)
  • Cấu tạo của xe nâng điện 2 tấn KOMATSU.
    • Mô hình chung của xe như ảnh dưới đây:Mô hình chung xe nâng điện 2 tấn
    • Cabin của xe: Đây là phần để bảo vệ người ngồi vận hành xe không bị các vật thể khác va chạm vào người, xe có thể có cabin kin hoặc cabin hở, với Cabin kín thì tránh được cả bụi khói và mưa gió, có thể lắp được cả điều hòa để cho người sử dụng.
    • Yên xe: Là bộ phận để người ngồi để vận hành, trên yên xe được lắp lò xo giảm sóc cũng như các sensor cảm biến, nếu có người ngồi trên xe thì cảm biến mới cho xe hoạt động và ngược lại (Đây là chế độ an toàn của xe)
    • Lốp xe: Là bộ phận giúp xe di chuyển trên mặt nền, lốp có nhiều loại như lốp hơi, lốp đặc, lốp kép tùy theo môi trường làm việc như thế nào mà ta sử dụng loại lốp gì, lốp này có thể thay thế dễ dàng theo công dụng, nó là phụ kiện tiêu hao, sau một thời gian lốp bị mòn chúng ta cần phải thay thế.
      • Lốp hơi: Phù hợp làm việc ở môi trường nền di chuyển nhẵn, trơn trượt, và khi di chuyển sẽ có độ êm, ma sát tốt hơn làm hàng hóa không bị nảy làm rơi vãi hàng hóa. Nhưng lại dễ bị thủng lốp nếu cán phải vật thể nhọn.
      • Lốp đặc: Dùng cho môi trường làm việc có nhiều vật thể có thể làm vỡ, thủng lốp như có đinh, sắt,...
      • Lốp kép: Chống xa lầy, do bề mặt tiếp xúc nhiều nên không bị lún khi làm việc ở môi trường bến bãi (Tuy nhiên với xe nâng điện thì thường sẽ ít dùng loại lốp này ở môi trường như thế).
    • Càng xe: Là bộ phận để đỡ pallet hàng, thông thường một chiếc xe sẽ có hai cái càng (Có thể nhiều hơn nhưng thường sẽ ít dùng), Các càng này có thể di chuyển sang ngang hoặc thu hẹp lại một cách tự động hoặc thủ công tùy vào vị trí lấy hàng, chiều dài của càng xe cũng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, thông thường sẽ có chiều dài 0.9 mét, 1 mét, 1.1 mét, 1.2 mét, 1.4 mét, 1.8 mét và 2 mét. Chúng có thể thao ra lắp vào một cách dễ dàng. Thường để nối dài càng xe thì chúng ta nên sắm một bộ ủng cho xe (Hay còn gọi là càng nối dài)
    • Giá đỡ: Giá đỡ xe nâng là bộ phận để lắp giữ càng xe nâng và tháp nâng của xe nâng, trên giá xe nâng có các kết cấu bi trượt được lắp vào các rãnh trượt của tháp nâng, và có thể nâng lên hạ xuống để đưa cả cụm càng xe cũng như hàng hóa nâng lên hạ xuống theo yêu cầu. Giá này cũng có tác dụng đỡ hàng để không bị rơi đổ khi làm việc cũng như nâng hạ.
    • Tháp nâng của xe nâng: Tháp nâng là bộ phận để định hướng di chuyển cho giá nâng, chúng liên kết giữa giá nâng và thâm xe, chiều cao của tháp nâng cũng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của chúng ta. Thông thường sẽ có những tháp nâng có độ cao 2.5 mét, 3 mét, 3.5 mét, 4 mét, 4.5 mét và 5 mét,...đôi khi có những tháp nâng trên 5 mét nhưng rất ít dùng. Tháp nâng có hai loại:
      • Tháp nâng thông thường: Đây là tháp nâng mà khi nâng hàng hóa lên thì tháp cũng nâng lên cùng theo giá hàng, chúng được kéo bởi 2 xích tải hai bên, thông thường hay dùng loại tháp nâng này với chiều cao tùy nhu cầu.
      • Tháp nâng chui container: Là tháp nâng mà khi giá hàng đi lên thì tháp vẫn giữ nguyên chiều cao mà không nâng lên cũng, giá hàng được nâng lên bởi ben thủy lực ở chính giữa tháp nâng mà không phải bằng xích tải. Chúng phù hợp làm việc trong môi trường có độ cao trần thấp (Ví dụ như xếp dỡ hàng hóa trong thùng Contaner và dòng tháp nâng khác không đáp ứng được). Có hai loại tháp nâng chui container là loại tháp nâng 2 ty 2 lao và 3 ty 3 lao. Loại 3 ty 3 lao sẽ tạo nên độ cao nâng cao hơn giá thành cũng cao hơn nhiều.
    • Đối trọng của xe: Đối trọng của xe được bố trí ở sau xe, đó là một khối có tải trọng lớn nhằm đảm bảo cân bằng cho xe khi cầu hàng hóa mà không bị lật, với mỗi loại xe tải khác nhau thì đối trọng cũng khác nhau. Với xe nâng điện 2 tấn thì ắc quy của xe nâng cũng có vai trò như là một đối trọng cho xe.​​​​
    • Nắp cabo xe nâng: Là phần bảo vệ của xe, chúng ở dưới ghế ngồi trong cabin của xe, xung quanh có các zoăng cao su để chống nước có thể rò rỉ vào bên trong xe.
    • Thành xe: Là phần xung quanh của xe, có tác dụng bảo vệ xe chống tác động của bên ngoài va chạm vào các bộ phận khác của xe làm hỏng xe, đồng thời chúng cũng đóng vai trò thẩm mỹ cho xe.
    • Bình ắc quy xe nâng: Đây là bộ phận quan trọng nhất cho một chiếc xe nâng điện, chúng được bố trí ở dưới nắp ca bô của xe, có nhiều loại dung tích khác nhau nhưng thông dụng là loại 486Ah bình 48voltage, bình này là bình ắc quy nước, dòng sạc chậm, ổn định. Khi xe hoạt động kém thì ta có thể thay thế bằng một bình ắc quy mới một cách dễ dàng và sẵn có trên thị trường.
    • Động cơ điện của xe: Đây là bộ phận truyền chuyển động đến các cơ cấu chấp hành. Với xe nâng điện 2 tấn này thì có hai loại động cơ, đó là động cơ thực hiện chức năng di chuyển của xe và động cơ thực hiện chức năng nâng hạ cho xe. 
    • Tay trang: Đây là bộ phận dùng để điều khiển các thao tác nâng hạ, chúng được bố trí ở trong cabin của xe để người vận hành dễ dàng điều khiển, mỗi tay trang thực hiện một chức năng khác nhau ví như: Chức năng nâng hạ, chức năng nghiêng ngả, chức năng sang ngang, chức năng gật gù,...Thông thường xe sẽ thiết kế 5 tay trang trong đó có 3 vị trí để chờ khi ta cần lắp chức năng khác cho xe.
    • Hệ thống thủy lực của xe: Nó bao gồm 1 bơm thủy lực, van thủy lực và được bổ sung dầu thủy lực để thực hiện các chức năng nâng hạ của xe. Bộ phận này cũng rất quan trọng nên cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
    • Bộ phận điều khiển di chuyển xe: Như ga, phanh,...đây là các bộ phận có chức năng dùng điều khiển xe.
    • Ngoài ra còn có các bộ phận phụ trợ khác như đèn, si nhan, còi, gương,...mỗi thứ có một tác dụng và chúng không thể thiếu đối với bất kỳ chiếc xe nâng nào.

XE NÂNG ĐIỆN 2 TẤN CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

  • Xe nâng điện nói chung và xe nâng điện 2 tấn nói riêng sẽ có hai loại chính đó là.
  • Xe nâng điện đứng lái
    • Là dòng xe nâng mà người vận hành đứng trong ca bin của xe để thực hiện các thao tác nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Xe có thiết kế nhỏ gọn, làm việc trong môi trường chặt hẹp để nâng hàng hóa lên cao do có vòng cua nhỏ, tốc độ di chuyển thấp. Xe có gầm thấp (100mm) nên làm việc ở nơi có nền di chuyển nhẵn, ít dốc. Xe thuộc phân khúc giá rẻ, dưới đây là hình ảnh của xe.
Xe nâng điện 2 tấn đứng lái
(Xe nâng điện 2 tấn đứng lái)
  • Xe nâng điện ngồi lái
    • Đây là dòng xe nâng dùng bình ắc quy cung cấp năng lượng, người vận hành ngồi trong ca bin của xe để thực hiện các thao tác nâng hạ, di chuyển xe. Xe hoạt động ở mọi địa hình cả ngoài trời và trong kho hàng (Trừ trời mưa bão), có gầm cao, vòng cua lớn nên tốc độ di chuyển cao (Từ 15 đến 20km/h)
Xe nâng điện 2 tấn ngồi lái
(Xe nâng điện 2 tấn ngồi lái)

​LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC XE NÂNG ĐIỆN 2 TẤN VỚI LOẠI XE KHÁC?

  • Mỗi dòng xe nâng đều có một nguyên tắc phân biệt khác nhau, dựa vào hình dạng, thông tin trên xe để ta có thể biết được là xe 2 tấn hay bao nhiêu tấn, xe nâng điện hay xe nâng máy xăng và dầu. Dưới đây là cách nhận biết xe nâng điện 2 tấn:
    • Trên thân xe có ghi chữ 20 => Thể hiện sức nâng 2.0 tấn (Với tâm tải 500mm)
    • Phân biệt xe nâng 2 tấn
    • (Có số 20 ghi trên thân xe)
    • Sức nâng của xe còn được ghi trên tem của xe. FB20A-12 thì số 20 là sức nâng 2.0 tấn, -12 là đời thứ 12 của xe. Ngoài ra sức nâng còn phụ thuộc vào tâm tải nâng, ô vuông màu vàng dưới đây thể hiện sức nâng của xe theo tâm tải.
    • Tem xe nâng điện 2 tấn
      • FB20A-12: FB là Forklift Battery (Xe nâng điện), 20 là sức nâng 2.0 tấn, -12 là đời thứ 12
      • Sức nâng 2.0 tấn với tâm tải là 500mm
      • Sức nâng 1.8 tấn với tâm tải là 600mm
      • Sức nâng 1.29 tấn với tâm tải là 1000mm
  • Ngoài ra, trên đăng kiểm, giấy tờ đi kèm với xe đều thể hiện sức nâng như thiết kế của nhà sản xuất. Chúng ta đều dễ dàng có thể nhận biết được.

TOP 5 XE NÂNG ĐIỆN 2 TẤN BÁN CHẠY NHẤT THỊ TRƯỜNG.

  • KOMATSU: Đây là hãng xe nổi tiếng nhất về tất cả các dòng xe nâng, trong đó có xe nâng điện 2 tấn
  • NICHIYU: Đây là hãng xe có thế mạnh về xe nâng điện, hãng chú trọng về xe nâng điện nhiều hơn do đó, nếu mua dòng xe nâng 2 tấn thì hãng xe Nichiyu cũng là một lựa chọn rất tốt.
  • TOYOTA: Khi nói đến thương hiệu Toyota của Nhật, chúng ta không phải bàn nhiều về chất lượng của xe mà chúng đã được khảng định bởi thị trường toàn cầu trong đó có Việt Nam, rất nhiều người đã biết về hãng xe nổi tiếng này từ lâu. Trong đó, mảng xe nâng điện cũng là một mảng rất có uy tín trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng.
  • SUMITOMO: Có lẽ nói đến hãng Sumitomo của Nhật Bản này, chúng ta sẽ liên tưởng nhiều đến mảng công nghiệp nặng của hãng, tuy nhiên máy công trình cũng là một trong các thế mạnh đó. Tiếp lĩnh những kỹ thuật nền tảng và tiên tiến, hãng đưa ra thị trường những mẫu xe nâng chất lượng cao, dễ sử dụng, và được thị trường đón nhật rất tốt. Do đó, đầu tư một chiếc xe nâng điện mang thương hiệu Sumitomo cũng là một trong những lựa chọn tối ưu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc của các cá nhân cũng như đơn vị sản xuất kinh doanh.

GIÁ BÁN XE NÂNG ĐIỆN CŨ 2 TẤN.

  • Xe nâng điện cũ 2 tấn có giá thành được cấu thành bởi nhiều yếu tố, chúng không cố định với bất kỳ một loại xe nao. Tuy nhiên để so với những chiếc xe nâng mới cùng loại thì giá thành rẻ chỉ bằng 1.5 lần, và so với xe nâng dầu thì chúng rẻ gần bằng một nửa, và tương đương với xe nâng xăng hoặc xe nâng Gas.
  • Giá thành được cấu thành nên bởi: Hãng xe, tải trọng nâng, chiều cao nâng, chức năng xe, nguồn gốc của xe, số giờ xe đã hoạt động được bao nhiêu, loại xe (Xe nâng điện đứng lái hay ngồi lái), loại lốp,...
  • Dưới đây là bảng giá xe nâng điện 2 tấn tham khảo mới nhất, chúng ta chỉ nói đến xe nâng của hãng KOMATSU là tham chiếu, các hãng khác giá sẽ giảm hơn từ 10 đến 20 triệu. Và cũng nói đến chiếc xe có chức năng nâng hạ cơ bản, tháp nâng thông dụng 3m, nếu lắp thêm các chức năng nào khác thì giá xe sẽ là giá của chiếc xe nâng cơ bản thêm giá thành của chức năng đó.
STTLoại xeHãng sản xuấtNăm sản xuấtBảng giáGhi chú
1Xe nâng điện đứng lái 2 tấnKomatsuTừ 2000 đến 2010100 đến 150 triệu
2Xe nâng điện đứng lái 2 tấnKomatsuTừ 2010 đến 2020150 đến 200 triệu
3Xe nâng điện 2 tấn (Ngồi lái)KomatsuTừ 2000 đến 2010Từ 160 đến 200 triệu
4Xe nâng điện 2 tấn (Ngồi lái)KomatsuTừ 2010 đến 2020Từ 200 đến 240 triệu

CẬP NHẬT GIÁ BÁN XE NÂNG ĐIỆN 2 TẤN MỚI NHẤT.

  • Xe nâng điện 2 tấn chúng tôi liên tục cập nhật giá bán mới nhất, giúp quý khách hàng quan tâm có dữ liệu để tham khảo trước khi mua xe. Giá xe được chúng tôi cập nhật theo từng tình trạng xe, quý khách hàng click vào từng xe như bảng dưới đây cho loại mình quan tâm để biết được tình trạng của chúng.
  • Bảng giá tham khảo:
STTXe nângGiá bán (VNĐ)Hãng xeNăm SXGhi chú
1Xe nâng điện 2 tấn FB20HB-11160.000.000~180.000.000Komatsu2008Cơ bản
2Xe nâng điện 2 tấn FB20A-12200.000.000~220.000.000Komatsu2018Cơ bản
3Xe nâng điện 2 tấn đời -12 FB20A-12190.000.000~210.000.000Komatsu2012Cơ bản
4Xe nâng điện 2 tấn giá rẻ FB20EX-10
120.000.000~140.000.000Komatsu2002Mâm xoay
5




6




7




8




9




10




11




12




13




14




15




16




17




18




19




20




21




22




23




24




25




26




27




28




29




30




31




32




33




34




35




36




37




38




39




40




41




42




43




44




45




46




47




48




49




50




51




52




53




54




55




56




57




58




59




60




61




62




63




64




65




66




67




68




69




70




71




72




73




74




75




76




77




78




79




80




81




82




83




84




85




86




87




88




89




90




91




92




93




94




95




96




97




98




99